Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11 và những kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm và sự phân bố các loại đất của Đồng bằng sông Cửu Long,
a. Đặc điểm và sự phân bố các loại đất của đồng bằng sông Cửu Long.
Đất của đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là loại đất phù sa và tính chất tương đối phức tạp.
Có ba loại đất chính:
- Đất phù sa thuộc hệ thống sông Cửu Long có diện tích 1,2 triệu ha, chiếm hơn 30% diện tích của vùng. Phân bố dọc theo sông Tiền và sông Hậu.
- Đất phèn chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất, với 1.6 triệu ha, chiếm 41% diện tích vùng. Phân bố ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên (Kiên Giang, An Giang), bán đảo Cà Mau.
- Đất mặn ven biển, diện tích 75 vạn ha, chiếm khoảng gần 19% diện tích vùng. Phân bố tập trung ở ven biển phía đông nam và bán đảo Cà Mau.
- Ngoài ra còn có một số đất khác chiếm diện tích nhỏ:
+ Đất xám trên phù sa cổ phân bố ở dọc biên giới Campuchia.
+ Đất feralit phân bố chủ yếu ở đảo Phú Quốc.
+ Đất cát biển phân bố ở Trà Vinh, Sóc Trăng
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.