Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, kết hợp với bảng số liệu sau:
CƠ CẤU DÂN SỐ THEO ĐỘ TUỔI CỦA NƯỚC TA NĂM 1999 VÀ 2007 (%)
Năm |
Tổng số |
Chia ra |
|||||
|
|
0 – 14 tuổi |
15 – 59 tuổi |
Từ 60 tuổi trở lên |
|||
Nam |
Nữ |
Nam |
Nữ |
Nam |
Nữ |
||
1999 |
100 |
17,40 |
16,10 |
28,40 |
30,00 |
3,40 |
4,70 |
2007 |
100 |
13,17 |
12,34 |
31,75 |
33,29 |
3,83 |
5,62 |
Hãy:
a. So sánh hai tháp dân số năm 1999 và năm 2007.
b. Tháp dân số trên có thuận lợi và khó khăn như thế nào đến nguồn lao động của nước ta.
c. Nếu giải pháp hạn chế khó khăn trên.
Trang Atlat sử dụng: trang 15
a. So sánh hai tháp dân số
Đặc điểm |
1999 |
2007 |
Hình dạng tháp |
Hình tam giác, sườn dốc, đáy rộng, nhưng bắt đầu thu nhỏ ở nhóm tuổi từ 0 – 5 tuổi, đỉnh nhọn. |
So với năm 1999, đây tháp thu hẹp hơn, đỉnh mở rộng hơn. |
Cơ cấu dân số theo độ tuổi (%) - Từ 0 – 14 tuổi - Từ 15 – 59 tuổi - Từ 60 tuổi trở lên |
100,00 33,50 58,40 8,10 |
100,0 25,51 65,04 |
Tỉ lệ dân số phụ thuộc (%) |
41,60 |
34,96 |
Cơ cấu dân số theo giới tính (%) - Nam - Nữ |
100,00 49,20 50,80 |
100,00 48,76 51,24 |
- Nhận xét:
Qua sự thay đổi hình dạng tháp và kết cấu dân số theo độ tuổi, giới tính và tỉ lệ dân số phụ thuộc, có thể nhận thấy:
+ Về cơ cấu dân số theo độ tuổi: tỉ trọng nhóm tuổi trẻ em (từ 0 – 14tuổi) giảm nhanh (giảm 12,01%), tỉ trọng nhóm tuổi lao động (từ 15 – 59tuổi) tăng 6,64%, tỉ trọng nhóm tuổi ngoài tuổi lao động từ 60 tuổi trở lên tăng chậm (tăng 1,35%).
+ Về tỉ lệ dân số phụ thuộc: Do kết quả của sự thay đổi dân số theo nhóm tuổi nên tỉ lệ dân số phụ thuộc cũng giảm 6,64%.
+ Về cơ cấu dân số theo giới tính: tỉ lệ nam giảm 0,44%, tỉ lệ nữ tăng 0,44%.
Giải thích:
+ Sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi và tỉ lệ phụ thuộc là do kết quả của công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (giảm tỉ suất sinh) và tăng tuổi thọ trung bình của dân số.
+ Tỉ lệ nữ lớn hơn nam chủ yếu là do tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
- Kết luận: Sự thay đổi trên chứng tỏ kết cấu dân số nước ta bước đầu đang có xu hướng chuyển từ kết cấu dân số trẻ sang kết cấu dân số già, mặc dù sự chuyển biến trên còn diễn ra chậm.
b. Ảnh hưởng
- Thuận lợi: Có nguồn lao động và dự trữ lao động dồi dào.
- Hạn chế: Khó khăn về giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân
c. Giải pháp
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số – kế hoạch hoá gia đình với mục tiêu giảm mức sinh, bằng nhiều biện pháp cụ thể.
- Tập trung đầu tư vào những vùng có tỉ suất sinh cao như các vùng miền núi, hải đảo, nông thôn để giảm mức sinh.
- Phấn đấu kiểm soát được tỉ lệ tăng dân số tự nhiên phù hợp với chiến lược sử dụng lao động nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.
b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.