Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

08/07/2024 29

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trang Atlat sử dụng: trang 15.

     - Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp và tăng chậm. Dựa vào biểu đồ dân số Việt Nam phân theo thành thị - nông thôn ta có bảng số liệu sau:

TỈ LỆ DÂN SỐ THÀNH THỊ TRONG GIAI ĐOẠN 1960 – 2007

Năm

1960

1976

1979

1989

1999

2000

2005

2007

Dân số thành thị (%)

15,68

24,67

19,23

20,06

23,60

24,18

26,88

27,44

     Như vậy, trong vòng 37 năm, tỉ lệ dân số tăng được 11,76%. Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới và của các nước đang phát triển.

     - Trình độ đô thị hóa thấp: cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống, điện nước, các công trình phúc lợi xã hội..) còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

     - Quy mô của các đô thị không lớn, phân bố không đồng đều giữa các vùng:

     + Các đô thị lớn tập trung ở 2 vùng kinh tế phát triển nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận và Đông Nam Bộ.

       Ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: có 2 đô thị đạt quy mô dân số trên 1 triệu người là Hà Nội (đô thị loại đặc biệt), Hải Phòng (đô thị loại 1) cùng với các đô thị có quy mô trên 100.000 người như Thái Nguyên, Nam Định (đô thị loại 2, quy mô từ 200.001 – 500.000 người), Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Thái Bình.... (đô thị loại 3, quy mô từ 100.000 – 200.000 người) và các đô thị cấp nhỏ hơn.

      Ở Đông Nam Bộ: đô thị lớn nhất là TP Hồ Chí Minh (đô thị loại đặc biệt, quy mô trên 1.000.000 người), tiếp đến là các đô thị Biên Hòa (đô thị loại 2, quy mô trên từ 500.001 đến 1.000.000 người), Vũng Tàu (đô thị loại 3, quy mô trên từ 200.001 đến 500.000 người), Thủ Dầu Một (đô thị loại 3, quy mô trên từ 100.000 đến 200.000 người), Bà Rịa (thị loại 3, quy mô dưới 100.000 người)... và các đô thị cấp nhỏ hơn như Tây Ninh, Đồng Xoài.

     + Ở Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, các đô thị tập trung dạng dải:

      • Các đô thị ở Duyên hải miền Trung tập trung chủ yếu ở ven biển: đô thị lớn nhất là Đà Nẵng (đô thị loại 1, quy mô từ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp đến là các đô thị Huế (đô thị loại 1, 200.001 – 500.000 người), Vinh (đô thị loại 2, quy mô từ 200.001 - 500.000 người), Quy Nhơn (đô thị loại 2, quy mô từ 200.001 - 500.000 người), Nha Trang (đô thị loại 2, quy mô từ 200.001 - 500.000 người), Thanh Hóa (đô thị loại 2, quy mô từ 100.000 - 200.000 người) và các đô thị cấp nhỏ hơn như Cửa Lò, Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Cam Ranh, Lagi....

      • Các đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung thành dải ven sông Tiền, sông Hậu khá rõ rệt: đô thị lớn nhất vùng là Cần Thơ (đô thị loại 1 (năm 2009), quy mô từ 500.001 – 1.000.000 người), tiếp đến là các đô thị Long Xuyên, Cao Lãnh, Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bến Tre.

     + Khu vực miền núi ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có mức độ tập trung đô thị thấp, quy mô đô thị nhỏ hơn so với các vùng trên: ở miền núi Bắc Bộ, các đô thị nổi bật là Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên Phủ (đô thị loại 3, quy mô dưới 100.000 người); ở Tây Nguyên, đô thị lớn nhất là Buôn Ma Thuột (đô thị loại 2, quy mô từ 200.001 – 500.000 người), tiếp đến là các đô thị như Đà Lạt, Kon Tum, Pleiku, Bảo Lộc...

     - Nếp sống xen giữa thành thị và nông thôn làm hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh tế.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 70

Câu 2:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 61

Câu 3:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 58

Câu 4:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 53

Câu 5:

a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 53

Câu 6:

a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 53

Câu 7:

So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 52

Câu 8:

So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 51

Câu 9:

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.

Xem đáp án » 05/05/2024 50

Câu 10:

Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 48

Câu 11:

b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?

Xem đáp án » 05/05/2024 47

Câu 12:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.

Xem đáp án » 04/05/2024 46

Câu 13:

3. Làm rõ sự phân bố dân cư không đều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và nêu hướng giải quyết.

Xem đáp án » 04/05/2024 46

Câu 14:

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.

Xem đáp án » 05/05/2024 46

Câu 15:

Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 45