Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

08/07/2024 37

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nhận xét giá trị GDP bình quân đầu người ở các vùng kinh tế: Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Hồng và Trung du - miền núi Bắc Bộ.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trang Atlat sử dụng: trang 15, trang 17.

     - GDP bình quân đầu người giữa các vùng kinh tế của nước ta có sự chênh lệch khá lớn.

     - Đông Nam Bộ:

     + Là vùng có GDP bình quân đầu người cao nhất cả nước.

     + GDP bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố trong vùng có sự chênh lệch:

        TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu là 2 tỉnh, thành phố có GDP bình quân đầu người đạt mức cao nhất cả nước (trên 18 triệu đồng). Giải thích: do TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có sản lượng khai thác dầu- thô chiếm gần như tuyệt đối của cả nước cùng các hoạt động dịch vụ đi kèm rất phát triển.

     Đồng Nai và Bình Dương có mức GDP bình quân đầu người cao thứ 2 của vùng, đạt từ trên 15 đến 18 triệu đồng. Nguyên nhân do đâylà 2 tỉnh liền kề với TP Hồ Chí Minh, kinh tế có nhiều điều thuận lợi để phát triển, nhất là sản xuất công nghiệp.

      • Các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh có GDP bình quân đầu người đạt lần lượt từ trên 9 triệu đến 12 triệu đồng và từ 6 đến 9 triệu đồng. Nam Bộ do vị trí nằm ở xa các trung tâm kinh tế, điều kiện phát triển kinh tế khó khăn hơn so với các tỉnh còn lại.

     - Đồng bằng sông Hồng:

     + Là vùng có nền kinh tế phát triển, có nhiều trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưng GDP bình quân đầu người không thật cao do số dân đông.

     + GDP bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố trong vùng có sự chênh lệch:

       • Các tỉnh phía bắc, tây bắc (Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng) có GDP bình quân đầu người đạt mức khá cao: như Hà Nội (trên 18 triệu đông), Vĩnh Phúc, Hải Phòng (từ trên 15 triệu đồng đến 18 triệu)... do đây là các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.

      • Các tỉnh phía nam, đông nam (Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình) có GDP bình quân đầu người thấp, chỉ đạt từ 6 đến 9 triệu đồng Nguyên nhân do đây là những tỉnh thuần nông, đại bộ phận người dân vẫn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhất là nghề trồng lúa.

     - Trung du và miền núi Bắc Bộ:

      + Là vùng có GDP bình quân đầu người thấp nhất cả nước, phần lớn các tỉnh đạt dưới 9 triệu đồng (Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang....), trong đó có một số tỉnh chỉ đạt dưới 6 triệu đồng (như: Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái). Nguyên nhân do đây là vùng địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, điều kiện phát triển kinh tế (nhất là công nghiệp, dịch vụ) còn gặp nhiều khó khăn.

      + Tỉnh Quảng Ninh có GDP bình quân đầu người cao nhất vùng, đạt từ trên 15 đến 18 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu do Quảng Ninh là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế so với các tỉnh khác trong vùng: là tỉnh duy nhất của vùng giáp biển nên phát triển mạnh kinh tế biển, nhất là giao thông, du lịch; trữ lượng than lớn nhất cả nước; các hoạt động kinh tế đối ngoại cũng phát triển thông qua các cửa khẩu.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 107

Câu 2:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 86

Câu 3:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:

     a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.

     b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.

Xem đáp án » 04/05/2024 86

Câu 4:

3. Làm rõ sự phân bố dân cư không đều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và nêu hướng giải quyết.

Xem đáp án » 04/05/2024 68

Câu 5:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 67

Câu 6:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 66

Câu 7:

So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 65

Câu 8:

So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 63

Câu 9:

Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 63

Câu 10:

a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 63

Câu 11:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 62

Câu 12:

Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 61

Câu 13:

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.

Xem đáp án » 05/05/2024 60

Câu 14:

a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 60

Câu 15:

Kể tên và xác định phạm vi, ranh giới các miền, vùng khí hậu ở nước ta. Nếu ảnh hưởng của địa hình tới sự phân hóa các miền, vùng khí hậu đó.

Xem đáp án » 04/05/2024 55