IMG-LOGO

Câu hỏi:

14/07/2024 35

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm các vùng nông nghiệp ở nước ta.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trang Atlat sử dụng: trang 4 + 5, trang 9, trang 11, trang 18.

     Nước ta có 7 vùng nông nghiệp với các đặc điểm chính của mỗi vùng như sau:

Vùng

Diện tích, dân số, phạm vi       (năm 2008)

Đặc điểm sinh thái và các sản phẩm chuyên môn hóa

Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Diện tích: 101 nghìn km2.

- Dân số: 12,32 triệu người.

- Gồm 15 tỉnh:

+ Tây Bắc: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

+ Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Địa hình đồi núi; khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. Đất feralit phát triển trên đá vôi, đá phiến và các loại đá mẹ khác.

– Cây công nghiệp gốc cận nhiệt và ôn đới: chè, trẩu, sở, hồi, thảo quả).

– Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô (40% sản lượng cả nước), sắn (35% sản lượng cả nước)...

- Cây công nghiệp hàng năm: đậu tương, thuốc lá, lạc... – Cây ăn quả: lê, táo, đào, mận, xoài, bưởi...

- Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, ngựa.

– Thuỷ sản khu vực ven biển và vùng nước vịnh Bắc Bộ.

Đồng bằng sông Hồng

- Diện tích: gần 15 nghìn.

- Dân số: 18,55 triệu người.

- Gồm 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.

 

- Địa hình châu thổ tương đối bằng phẳng. Đất chủ yếu là phù sa không được bồi đắp hàng năm. Mạng lưới thuỷ văn phát triển, hệ thống sông, kênh rạch dày đặc. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.

- Cây lương thực: lúa cao sản, lúa chất lượng cao. 

- Cây thực Di phẩm: rau, đậu, đặc biệt là rau vụ đông.

– Cây công nghiệp: đay, cói...

– Cây ăn quả: vải, nhãn...

- Chăn nuôi: lợn, bò sữa (ở ven đô), gia cầm, thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn.

Bắc Trung Bộ

- Diện tích: 51,5 nghìn .

- Dân số: 10,8 triệu người.

- Gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

- Địa hình đổ dốc từ sườn đồng Trường Sơn Bắc với chế độ khí hậu khắc nghiệt. Thường chịu tác động mạnh của gió Tây khô nóng, bão, lũ lụt.

- Diện tích cây lương thực chủ yếu trồng ở Thanh Hoá, Nghệ An.

– Cây công nghiệp: lạc, dừa, sở, chè, cà phê,... 

- Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm.

- Nuôi trồng thuỷ sản trên các đầm phá ven biển và vùng nước vịnh Bắc Bộ.

Duyên hải Nam Trung Bộ

- Diện tích: 95,8 nghìn.

- Dân số: 9,03 triệu người.

- Gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

- Địa hình địa hình đồng bằng nhỏ, hẹp, bị chia cắt ngang ở phía đông, còn phía tây là là miền địa hình gò đồi chân núi đồng dãy Trường Sơn Nam. Khí hậu nhiệt đối với hai mùa mưa – khô rõ rệt, đặc biệt khô hạn là vùng cực Nam Trung Bộ.

- Cây lương thực: lúa, ngô.

- Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, dừa.

- Cây công nghiệp hàng năm: bông, mía, lạc, thuốc lá.

- Chăn nuôi: trâu, bò thịt, lợn, gia cầm. 

- Đánh bắt hải sản và thuỷ sản nước mặn, nước lợ.

Tây Nguyên

- Diện tích: 54,7 nghìn.

- Dân số: 5,0 triệu người.

- Gồm 5 tỉnh: Kon Tum; Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

- Địa hình cao nguyên bậc thang, đất feralit trên đá badan rộng lớn, màu mỡ. Khí hậu nhiệt đới cao nguyên (phân hoá theo độ cao) có sự phân hóa theo mùa mưa - khô rất rõ rệt.

– Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, chè, hổ tiêu, dâu tằm.

- Chăn nuôi bò thịt, bò sữa.

Đông Nam Bộ

- Diện tích: 23,6 nghìn km.

- Dân số: 12,8 triệu người.

- Gồm 6 tỉnh, thành phố: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh.

- Địa hình dạng đồi lượn sóng nghiêng dần từ đông bắc xuống tây nam. Đất xám trên phù sa cổ, đất feralit trên đá badan với khí hậu với khí hậu cận xích đạo có sự phân mùa mưa - khô rất rõ rệt, nền nhiệt độ cao tương đối ổn định.

– Cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, điều, hồ tiêu...

– Cây công nghiệp hàng năm: đậu tương, mía, lạc,....

- Chăn nuôi: bò sữa ở ven đô, gia cầm.

Đồng bằng sông Cửu Long

- Diện tích: 39,7 nghìn km2.

- Dân số: 17,4 triệu người.

- Gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp.

– Đồng bằng châu thổ sông Mê Công, bằng phẳng và tương đối thấp với 3 loại đất chính: phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu, đất phèn, đất mặn. Khí hậu nóng quanh năm với hai mùa mưa và khô rõ rệt.

Cây lương thực: lúa chất lượng cao, lúa cao sản. Chiếm trên 50% sản lượng lúa và hầu hết sản lượng gạo xuất khẩu cả nước.

– Cây công nghiệp hàng năm: mía, đay, cói.

– Cây công nghiệp lâu năm: dừa.

- Cây ăn quả nhiệt đới: xoài, nhãn, chôm chôm, măng cụt...

- Nuôi trồng thuỷ sản (đặc biệt là tôm) và chăn nuôi gia cầm (chủ yếu là vịt).

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 96

Câu 2:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 78

Câu 3:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:

     a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.

     b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.

Xem đáp án » 04/05/2024 68

Câu 4:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 64

Câu 5:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 64

Câu 6:

3. Làm rõ sự phân bố dân cư không đều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và nêu hướng giải quyết.

Xem đáp án » 04/05/2024 63

Câu 7:

So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 61

Câu 8:

So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 60

Câu 9:

Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 59

Câu 10:

a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 59

Câu 11:

a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 58

Câu 12:

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.

Xem đáp án » 05/05/2024 57

Câu 13:

Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 54

Câu 14:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 53

Câu 15:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 52