Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày hiện trạng sản xuất và phân bố cây lúa của nước ta (diện tích, sản lượng, năng suất, bình quân sản lượng lúa/người), nguyên nhân cũng như những khó khăn mà ngành này cần phải khắc phục.
Trang Atlat sử dụng: trang 15, trang 19.
1. Hiện trạng sản xuất lúa của nước ta giai đoạn 2000 – 2007.
a. Tình hình sản xuất (Khai thác biểu đồ diện tích và sản lượng lúa qua các năm)
DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG VÀ BÌNH QUÂN SẢN LƯỢNG LÚA THEO ĐẦU NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2000 – 2007
Năm |
2000 |
2005 |
2007 |
Diện tích lúa (nghìn ha) |
7666 |
7329 |
7207 |
Năng suất lúa (tạ/ha) |
42,23 |
48,89 |
49,87 |
Sản lượng lúa (nghìn tấn) |
32530 |
35832 |
35942 |
Bình quân lúa theo đầu người (kg) |
419,0 |
431,1 |
422,0 |
Nhận xét:
- Diện tích lúa giảm chậm: năm 2007 giảm 459 nghìn ha so với năm 2000. Diện tích lúa giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng (sang đất đô thị, đất chuyên dùng...) hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng (trồng rau đậu, cây ăn quả,...).
- Năng suất lúa tăng khá nhanh: từ năm 2000 đến 2007 tăng được 7,44 tạ/ha, tăng gần 1,2 lần. Năng suất lúa tăng do thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp.
- Sản lượng lúa tăng nhanh: từ năm 2000 đến năm 2007 tăng được 3412 nghìn tấn. Sản lượng lúa vẫn tăng trong khi diện tích lúa giảm là do năng suất tăng nhanh hơn.
- Trong giai đoạn 2000 – 2007 do tốc độ tăng sản lượng lúa và tốc độ tăng dân số đạt mức xấp xỉ nhau nên sản lượng lúa bình quân theo đầu người tăng chậm, từ 419 người/kg lên 422 người/kg.
b. Phân bố cây lúa
- Những tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90%:
Tất cả các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, một số tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng (Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định) và Đông Nam Bộ (TP Hồ Chí Minh). Nguyên nhân do đây là những vùng đồng bằng màu mỡ, nguồn nước dồi dào, đông dân thuận lợi cho nghề trồng lúa.
- Các tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa lớn) phần lớn tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang. (Dẫn chứng: dùng thước đo chiều cao các cột biểu đồ để tính toán diện tích, sản lượng lúa của các tỉnh trên).
- Các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực thấp dưới 60% phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ (Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai...), Tây Nguyên và một số tỉnh ở Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu) do đặc điểm địa hình, nguồn nước,... không thuận lợi cho sự phát triển nghề trồng lúa; bên cạnh đó, tập quán sản xuất cũng là yếu tố có ảnh hưởng tới tỉ lệ diện tích trồng lúa ở một địa phương.
2. Nguyên nhân
- Lúa là cây lương thực đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo ninh lương thực ở nước ta.
- Đường lối, chính sách khuyến nông nghiệp của Nhà nước, đặc biệt là chính sách Khoán 10 và các luật mới được ban hành.
- Đầu tư: Cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc sản xuất lúa (thuỷ lợi, phân bón, máy móc), dịch vụ cây trồng. Đặc biệt là việc đưa các giống mới vào trồng đại trà phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau.
- Thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng.
3. Khó khăn
- Điều kiện tự nhiên: Thiên tai (bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh...) có ảnh hưởng xấu đến sản xuất, dẫn đến sản lượng lúa không ổn định.
- Điều kiện kinh tế – xã hội:
+ Thiếu vốn, phân bón, thuốc trừ sâu.
+ Công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế.
+ Thị trường xuất khẩu có nhiều biến động.
+ Diện tích trồng lúa đang có nguy cơ bị thu hẹp do tác động của quá trình đô thị hóa, mở rộng diện tích xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng...
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.
b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Kể tên và xác định phạm vi, ranh giới các miền, vùng khí hậu ở nước ta. Nếu ảnh hưởng của địa hình tới sự phân hóa các miền, vùng khí hậu đó.