Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy phân tích:
1. Tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta.
Trang Atlat sử dụng: trang 19
1. Tình hình phát triển cây công nghiệp ở nước ta
a. Vai trò của ngành trồng cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng g trọt (Khai thác từ biểu đồ giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở bản đồ cây công nghiệp)
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP TRONG TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT (giá so sánh 1994)
Năm |
2000 |
2005 |
2007 |
|||
Tỉ đồng |
% |
Tỉ đồng |
% |
Tỉ đồng |
% |
|
Cây công nghiệp |
21806 |
24,0 |
25572 |
23,7 |
29536 |
25,6 |
Các cây khác |
69052 |
76,0 |
82326 |
76,3 |
85839 |
74,4 |
Tổng |
90858 |
100,0 |
107898 |
100,0 |
115375 |
100,0 |
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Giá trị sản xuất cây công nghiệp không ngừng tăng trong giai đoạn 2000 – 2007: tăng được 7730 tỉ đồng, tăng được gần 1,4 lần.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt tuy còn thấp nhưng đang có xu hướng tăng dần: từ 24,0% lên 25,6%.
b. Diện tích (Khai thác từ biểu đồ diện tích trồng cây công nghiệp qua các năm ở bản đồ cây công nghiệp)
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2007
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm |
2000 |
2005 |
2007 |
Cây công nghiệp hàng năm |
778 |
861 |
846 |
Cây công nghiệp lâu năm |
1451 |
1633 |
1821 |
Tổng số |
2229 |
2494 |
2667 |
Nhận xét:
- Tổng diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng nhanh, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.
- Dẫn chứng: trong giai đoạn 2000 – 2007, tổng diện tích cây công nghiệp tăng 438 nghìn ha, tăng 1,2 lần, trong đó diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 68 nghìn ha, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng 370 nghìn ha.
- Cơ cấu:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA THỜI KÌ 2000 – 2007
(Đơn vị: %)
Năm |
2000 |
2005 |
2007 |
Cây công nghiệp hàng năm |
34,9 |
34,5 |
31,7 |
Cây công nghiệp lâu năm |
65,1 |
65,5 |
68,3 |
Tổng |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
Trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp của nước ta, cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng: năm 2000 là 65,1%, năm 2007 là 68,3%. Ngược lại diện tích cây công nghiệp hàng năm chiếm tỉ trọng nhỏ hơn và đang có xu hướng giảm tương ứng là 34,9% và 31,7%.
Giải thích:
Do mở rộng nhanh chóng diện tích nhiều loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn (như cà phê, cao su, hồ tiêu...)
c. Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp quan trọng (Khai thác biểu đồ kết hợp thể hiện diện tích thu hoạch và sản lượng cà phê, cao su, điều của cả nước năm 2007).
DIỆN TÍCH THU HOẠCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ, CAO SU, ĐIỀU
CỦA CẢ NƯỚC NĂM 2007
Cây công nghiệp |
Diện tích thu hoạch (nghìn ha) |
Sản lượng (nghìn tấn) |
Cà phê |
489 |
916 |
Cao su |
387 |
606 |
Điều |
303 |
312 |
- Cà phê, cao su và điều là 3 loại cây công nghiệp có diện tích lớn ở nước ta, được trồng tập trung ở các vùng chuyên canh.
- Các loại cây trên cũng là những mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị cao ở nước ta.
e. Ở nước ta hiện nay đã hình thành 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đây là những vùng có điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội thuận lợi cho sự phát triển tập trung cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.