Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta.
Trang Atlat sử dụng: trang 18, trang 19.
1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi
a. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi (Khai thác biểu đồ giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp)
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ TỈ TRỌNG CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI
TRONG TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2000 – 2007.
Năm |
2000 |
2005 |
2007 |
Giá trị sản xuất (tỉ đồng, giá so sánh) |
18505 |
26108 |
29196 |
Tỉ trọng trong nông nghiệp (%) |
19,3 |
24,7 |
24,4 |
Nhận xét:
Trong giai đoạn 2000 – 2007:
- Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi của nước ta đã tăng được 10691 tỉ đồng (gấp 1,58 lần) trong đó giai đoạn 1995 – 2000 tăng nhanh hơn so với giai đoạn 1990 – 1995.
- Tốc độ tăng trưởng chưa cao.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp hiện vẫn đang ở mức thấp, tuy có xu hướng tăng nhưng còn chậm: năm 2000 mới đạt 19,3% và tăng lên 24,4% năm 2007.
b. Cơ cấu ngành chăn nuôi (Khai thác biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm)
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 2000 – 2007 (Đơn vị: %)
Năm |
2000 |
2005 |
2007 |
Gia súc |
66,0 |
71,0 |
72,0 |
Gia cầm |
18,0 |
14,0 |
13,0 |
Sản phẩm không qua giết thịt |
16,0 |
15,0 |
15,0 |
Tổng |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
Nhận xét:
- Chăn nuôi gia súc chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng ngành chăn nuôi. Dẫn chứng: tỉ trọng của đàn gia súc chiếm trên 2/3 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi. Tỉ trọng của gia cầm và sản phẩm qua giết thịt trong cơ cấu còn thấp.
- Cơ cấu có sự thay đổi, nhưng chậm.
+ Tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc tăng 6%.
+ Tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm giảm 5%.
+ Tỉ trọng sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt giảm 1%.
Sở dĩ tỉ trọng giá trị của ngành chăn nuôi gia cầm và sản phẩm không qua giết thịt giảm trong giai đoạn 2000 – 2007 là do tác động của dịch bệnh, trên đàn gia cầm (ảnh hưởng tới số lượng và thị trường tiêu thụ).
2. Tình hình phân bố
a. Phân bố đàn gia súc
- Đàn trâu phân bố tập trung ở các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có số lượng đàn trâu lớn như Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên. (Dẫn chứng cụ lượng của các tỉnh dựa vào việc đo độ cao biểu đồ cột).
- Đàn bò tập trung ở các tỉnh Duyên hải miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên Bình Thuận). Ngoài ra, bò còn được nuôi nhiều còn phát triển ở hai tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai, Đắk Lắk. (Dẫn chứng cụ thể số lượng của các tỉnh dựa vào việc đo độ cao biểu đồ cột).
Qua sự phân bố của số lượng đàn trâu, đàn bò ở trên ta thấy trong cơ cấu đàn trâu – bò ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ thì số lượng trâu lớn hơn bò còn ở các tỉnh phía nam lại ngược lại. Nguyên nhân là do miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh thích hợp cho nuôi trâu; phía Nam có khí hậu nóng, với một mùa khô kéo dài (4 – 5 tháng) thích hợp cho chăn nuôi bò.
- Đàn lợn phân bố ở khắp nơi nhưng tập trung ở Đồng bằng sông Hồng Ngoài ra còn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Nghệ An). (Dẫn chứng cụ thể số lượng của các tỉnh dựa vào việc đo độ cao biểu đồ cột).
Riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù có nguồn lương thực dồi dào, nhưng đàn lợn chưa đông bằng một số vùng khác.
c. Phân bố đàn gia cầm
- Đàn gà: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
- Đàn vịt: Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Khó khăn
- Hình thức chăn nuôi chủ yếu mang tính quảng canh.
- Giống gia súc, gia cầm nói chung có năng suất thấp, chất lượng chưa cao.
- Cơ sở thức ăn gia súc chưa bảo đảm.
- Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc và dịch vụ thú y vẫn còn hạn chế.
- Hiệu quả kinh tế của chăn nuôi còn thấp.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.
b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.