Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

08/07/2024 40

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:

     1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.

     2. Nhận xét tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của các tỉnh ở nước ta.

     3. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trang Atlat sử dụng: trang 18, trang 20.

     1. Tình hình sản xuất thuỷ sản qua các năm

     a. Tình hình phát triển

     Từ biểu đồ giá trị sản xuất (giá thực tế) và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp năm 2000, 2007 (Atlat trang 18), ta có bảng sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH

THỦY SẢN TRONG NÔNG NGHIỆP NĂM 2000 VÀ NĂM 2007

Năm

2000

2007

Giá trị sản xuất (tỉ đồng, giá thực tế)

26620

89378

Tỉ trọng trong nông nghiệp (%)

16,3

26,4

     Qua bảng số liệu về giá trị sản xuất trên ta thấy:

     - Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2007: tăng 62758 tỉ đồng, tăng gần 3,4 lần.

     - Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhanh: từ 16,3% lên 26,4%.

     Dựa vào biểu đồ sản lượng thủy sản của cả nước qua các năm (Atlat trang 20) ta có bảng sau:

SẢN LƯỢNG VÀ CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA

GIAI ĐOẠN 2000 – 2007

Năm

2000

2005

2007

Nghìn tấn

%

Nghìn tấn

%

Nghìn tấn

%

Nuôi trồng

589,6

26,2

1487,0

42,8

2123,3

50,6

Khai thác

1660,9

73,8

1987,9

57,2

2074,5

49,4

Tổng số

2250,5

100,0

3474,9

100,0

4197,8

100,0

     Qua bảng số liệu về sản lượng thủy sản trên ta thấy:

     Tổng sản lượng thuỷ sản tăng nhanh, so với năm 2000 thì năm 2007 tăng 1947,3 nghìn tấn, gấp 1,9 lần.

     Trong đó:

     - Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 413,6 nghìn tấn, tăng gần 1,25 lần.

     - Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng 1533,7 nghìn tấn, tăng 3,6 lần.

     - Tốc độ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn sản lượng thủy sản khai thác.

     b. Cơ cấu:

     Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, thuỷ sản khai thác có xu hướng sản nuôi trồng có tỉ trọng tăng nhanh và hiện đã vượt trên tỉ trọng của giảm nhanh tỉ trọng: năm 2000 chiếm 73,8%, năm 2007 còn 49,4%. Thủy sản nuôi trồng có tỉ trọng tăng nhanh và hiện đã vượt trên tỉ trọng của thủy sản khai thác: từ 26,2% năm 2000 tăng lên 50,5% năm 2007.

     c. Phân bố:

     - Thủy sản khai thác tập trung ở các tỉnh phía nam (Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long).

     Các tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn: Kiên Giang (315.157 tấn), Bà Rịa - Vũng Tàu (220.322 tấn), Cà Mau, Bình Thuận, Bình Định...

     - Thuỷ sản nuôi trồng tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết các tỉnh trong vùng đều có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn, trong đó lớn nhất là các tỉnh: An Giang (263.914 tấn), Đồng Tháp (230.008 tấn), Cà Mau, Cần Thơ,...

     Ngoài Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Thanh Hóa, Nghệ An cũng có sản lượng thủy sản nuôi trồng đáng kể.

     2. Nhận xét tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của các tỉnh ở nước ta

     - Hầu hết các tỉnh giáp biển ở nước ta đều có tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt từ 20% trở lên.

     - Các tỉnh có tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản cao ở nước ta (đạt trên 30%) phân bố tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long (trừ các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Long An) và Duyên hải Nam Trung Bộ (trừ Phú Yên, Quảng Nam). Nguyên nhân do đây là những tỉnh giáp biển, có nguồn lợi thủy sản lớn, nhất là thủy sản nước mặn.

     - Các tỉnh vùng Đông Nam Bộ có tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chênh lệch lớn; Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản cao nhất vùng, đạt trên 50% do đây là tỉnh có ngư trường giàu tiềm năng (Ninh Thuận - Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu) nên ngành thủy sản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Các tỉnh còn lại có tỉ lệ thấp hơn, nhất là các tỉnh xa biển như Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương do điều kiện phát triển thủy sản hạn chế.

     - Các tỉnh Bắc Trung Bộ có tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản từ trên 10% đến 30% tất cả các tỉnh trong vùng đều giáp biển. Tuy nhiên tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản thấp hơn so với các tỉnh giáp biển ở phía Nam do điều kiện khai thác, nuôi trồng khó khăn hơn; mặt khác, các ngành nông, lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ cũng khá phát triển.

     - Phần lớn các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt từ 5 đến 10%, các tỉnh giáp biển có tỉ lệ này lớn hơn, đạt từ trên 10 đến 20%.

     - Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt dưới 5% do địa hình đồi núi, không giáp biển nên diện tích mặt nước để phát triển thủy sản nhỏ. Tỉnh Quảng Ninh có tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản cao nhất vùng (đạt từ trên 30 đến 50%) do đây là tỉnh duy nhất trong vùng giáp biển, có ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh giàu tiềm năng.

     - Các tỉnh Tây Nguyên có tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản thấp nhất cả nước, đạt dưới 5% do đây là vùng kinh tế duy nhất không giáp biển ở nước ta, địa hình núi và cao nguyên là chủ yếu nên điều kiện phát triển thủy sản hạn chế.

     3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thuỷ sản của nước ta

     - Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, và vùng biển có diện tích rộng khoảng 1 triệu .

     - Trữ lượng cá biển từ 3,5 – 4,0 triệu tấn (khả năng khai thác từ 1,2- 1,4 triệu tấn/năm).

     - Phong phú về số loài cá, hải sản và có nhiều loại có giá trị kinh tế cao.

     - Tập trung nhiều ngư trường trọng điểm:

      + Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh.

      + Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.

      + Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang.

      + Ngư trường quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

     - Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản khá lớn: bao gồm diện tích sông, suối, hồ, ao, đập chứa nước, các đầm, phá, vịnh nước nông ven biển và diện tích rừng ngập mặn... có thể nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

     - Cơ sở vật chất cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: Đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ thuỷ sản và nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản.

     - Dân cư có truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.

     - Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn.

     - Các nhân tố khác (chính sách, đầu tư...).

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 71

Câu 2:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 61

Câu 3:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 58

Câu 4:

a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 54

Câu 5:

a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 54

Câu 6:

So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 53

Câu 7:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 53

Câu 8:

So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 52

Câu 9:

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.

Xem đáp án » 05/05/2024 50

Câu 10:

Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 49

Câu 11:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.

Xem đáp án » 04/05/2024 47

Câu 12:

3. Làm rõ sự phân bố dân cư không đều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và nêu hướng giải quyết.

Xem đáp án » 04/05/2024 47

Câu 13:

b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?

Xem đáp án » 05/05/2024 47

Câu 14:

Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 46

Câu 15:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 46