Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh sản xuất công nghiệp nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ. Giải thích.
Trang Atlat sử dụng: trang 21, trang 22.
Sự phân hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp là mức độ tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định và tỉ trọng đóng góp của lãnh thổ đó cho cả nước.
Sự phân hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Do các nhân tố tác động đến sản xuất công nghiệp không đồng đều nên sản xuất công nghiệp có sự phân hóa theo lãnh thổ. Dựa vào Atlat ta thấy:
- Mức độ tập trung các trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp không đồng đều trong cả nước:
+ Các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao:
• Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, trong đó Hà Nội là trung tâm lớn nhất (với quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng) và các trung tâm có quy mô nhỏ hơn bao quanh như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả, Hưng Yên, Nam Định, Hà Đông, Phúc Yên, Việt Trì có quy mô trong khoảng từ 9 nghìn tỉ đồng đến 120 nghìn tỉ đồng.
• Đông Nam Bộ với tứ giác công nghiệp TP Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu – Thủ Dầu Một, trong đó TP Hồ Chí Minh là trung tâm có quy mô lớn nhất cả nước (trên 120 nghìn tỉ đồng).
Giải thích:
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có vị trí chiến lược trong việc phát triển kinh tế của cả nước. Đây là những vùng có cơ sở vật chất kì thuật, cơ sở hạ tầng tốt nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động có chuyên môn kĩ thuật lớn, nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư (cả trong và ngoài nước), thị trường tiêu thụ rộng lớn....
+ Khu vực tập trung công nghiệp ở mức độ trung bình:
• Duyên hải miền Trung với các trung tâm Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết trong đó Đà Nẵng và Nha Trang là 2 trung tâm có quy mô lớn nhất (từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) và các điểm công nghiệp có quy mô nhỏ như Tĩnh Gia, Quỳ Châu, Đồng Hới, Tuy Hòa, Phan Rang Tháp Chàm...
• Đồng bằng sông Cửu Long với các trung tâm Cần Thơ, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Lương, trong đó 2 trung tâm lớn nhất là Cần Thơ và Cà Mau (quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng) và các điểm công nghiệp có quy mô nhỏ như Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre,...
+ Khu vực tập trung công nghiệp thấp (hoặc rất thấp):
• Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ một số tỉnh nằm ở rìa phía bắc của Đồng bằng sông Hồng) mới xuất hiện các điểm công nghiệp với cơ cấu ngành đơn giản như Sinh Quyền, Cam Đường, Quỳnh Nhai, Sơn La, .
• Tây Nguyên cũng mới chỉ có một số điểm công nghiệp như Kon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Bảo Lộc...
Giải thích:
Sở dĩ các vùng trên có mức độ tập trung công nghiệp chưa cao là do các điều kiện phát triển công nghiệp còn gặp nhiều hạn chế (nguồn lao động, nguồn vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng...).
- Các trung tâm công nghiệp lớn (có quy mô trên 40 nghìn tỉ đồng) đều nằm ở hai vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao (Hà Nội, Hải Phòng ở phía Bắc và TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một ở phía Nam).
- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các vùng trong cả nước cũng khác nhau:
+ Các vùng có tỉ trọng cao là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
+ Các vùng có tỉ trọng thấp là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ..
Giải thích: Do điều kiện phát triển khác nhau giữa các vùng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.