Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Trình bày tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta.
Trang Atlat sử dụng: trang 22.
1. Tình hình phát triển của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta
a. Cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng
Công nghiệp năng lượng ở nước ta được chia thành 2 nhóm ngành nhỏ:
- Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu bao gồm: công nghiệp khai thác than, công nghiệp khai thác dầu, khí.
- Công nghiệp điện lực bao gồm: nhiệt điện, thủy điện.
b. Tỉ trọng của ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp
Dựa vào biểu đồ tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp năng lượng so với toàn ngành công nghiệp ta có bảng sau:
TỈ TRỌNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
SO VỚI TOÀN NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2000 – 2007
(Đơn vị: %)
Năm |
2000 |
2005 |
2007 |
Công nghiệp năng lượng |
18,6 |
13,7 |
11,1 |
Các ngành công nghiệp khác |
81,4 |
86,3 |
88,9 |
Tổng |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
Qua bảng số liệu trên ta thấy: mặc dù trong giai đoạn 2000 - 2007 tỉ trọng giảm (từ 18,6% xuống 11,1%) nhưng công nghiệp năng lượng vẫn chiếm giữ một vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta.
c. Tình hình phát triển
Dựa vào các biểu đồ trang 22, ta có bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ, THAN SẠCH VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA
THỜI KÌ 2000 – 2007
Năm |
2000 |
2005 |
2007 |
Dầu thô (triệu tấn) |
16,3 |
18,5 |
15,9 |
Than sạch (triệu tấn) |
11,6 |
34,1 |
42,5 |
Sản lượng điện (tỉ kwh) |
26,7 |
52,1 |
64,1 |
Qua bảng số liệu trên ta thấy
- Sản lượng các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng có xu hướng tăng (trừ ngành dầu khí).
+ Than sạch tăng từ 11,6 triệu tấn năm 2000 lên 42,5 triệu tấn năm 2007, tăng gấp 3,7 lần.
+ Điện tăng từ 26,7 tỉ Kwh năm 2000 lên 64,1 tỉ Kwh năm 2007, tăng gấp 2,4 lần.
+ Sản lượng dầu thô tăng từ 16,3 triệu tấn năm 2000 lên 18,5 triệu tấn năm 2005 và giảm xuống còn 15,9 triệu tấn năm 2007.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.