Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp điện lực của nước ta.
Trang Atlat sử dụng: trang 22.
Điện lực là ngành công nghiệp quan trọng ở nước ta. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay công nghiệp điện lực luôn phải đi trước một bước.
1. Tình hình phát triển
Dựa vào biểu đồ sản lượng điện cả nước qua các năm, ta có bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2007
Năm |
2000 |
2005 |
2007 |
Sản lượng (tỉ kwh) |
26,7 |
52,1 |
64,1 |
- Trong những năm qua sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh: Trong giai đoạn 2000 – 2007 sản lượng điện tăng được 37,4 tỉ Kwh, tăng gấp 2,4 lần.
Giải thích:
+ Do điện tham gia vào hầu hết các hoạt động trong đời sống sản xuất, sinh hoạt và nhu cầu dùng điện đang tăng nhanh.
+ Do nước ta có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp điện lực: nguồn than, dầu mỏ, khí đốt phong phú thuận lợi cho phát triển các nhà máy nhiệt điện; trữ lượng thủy năng trên các hệ thống sông lớn (khoảng 30 triệu KW) và đang được khai thác ngày càng hiệu quả.
+ Do cơ sở vật chất, kĩ thuật của ngành điện ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng thể hiện qua việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện (dẫn chứng), hệ thống truyền tải điện năng...
+ Do các chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước.
- Cơ cấu điện năng của nước ta bao gồm có hai nhóm là nhiệt điện và thủy điện
- Các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành điện năng bao gồm:
+ Các nhà máy nhiệt điện, thủy điện
+ Hệ thống đường dây tải điện
+ Các trạm biến áp
2. Phân bố
- Ngành công nghiệp điện năng hiện nay đã có sự lan tỏa rộng khắp lãnh thổ nước ta.
- Các nhà máy thủy điện (dẫn chứng: tên các nhà máy).
- Các nhà máy nhiệt điện: phía Bắc chạy bằng than, phía Nam chạy bằng dầu và khí đốt (dẫn chứng: tên các nhà máy).
- Các nhà máy đang xây dựng (dẫn chứng: tên các nhà máy).
- Hệ thống đường dây tải điện: đường dây 500KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (TP Hồ Chí Minh).
- Đường dây 220KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng).
→ Mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.
+ Các trạm biến áp: Trạm lớn 500 KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500KV Bắc – Nam. Các trạm nhỏ 220KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Huế, Nha Trang... trên đường dây 220KV.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.
b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Kể tên và xác định phạm vi, ranh giới các miền, vùng khí hậu ở nước ta. Nếu ảnh hưởng của địa hình tới sự phân hóa các miền, vùng khí hậu đó.