Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh các trung tâm công nghiệp chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ.
Trang Atlat sử dụng: trang 21, trang 22, trang 29
Ở Đông Nam Bộ có 4 trung tâm công nghiệp là TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Vũng Tàu.
1. Giống nhau
- Đều là những trung tâm có quy mô lớn trở lên, với giá trị sản xuất công nghiệp từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng/trung tâm trở lên.
- Đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật khá tốt và đồng bộ.
- Nguồn lao động đông đảo, có trình độ kĩ thuật cao.
- Cơ cấu ngành đa dạng.
2. Sự khác nhau
Tiêu chí |
TP Hồ Chí Minh |
Thủ Dầu Một |
Biên Hòa |
Vũng Tàu |
Quy mô |
Rất lớn (GTSX CN trên 120 nghìn tỉ đồng). |
Lớn (GTSX CN từ 40 -120 nghìn tỉ đồng). |
Lớn (GTSX CN từ 40 -120 nghìn tỉ đồng). |
Lớn (GTSX CN từ 40 -120 nghìn tỉ đồng). |
Nguồn lực phát triển |
- Vai trò là trung tâm kinh tế, công nghiệp và dịch vụ lớn nhất cả nước. - Liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. - Dân cư đông; nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động chất lượng cao. - Thị trường tiêu thụ tại chỗ rất lớn. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất cả nước |
- Liền kề với TP Hồ Chí Minh – trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. - Vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ. |
- Liền kề với TP Hồ Chí Minh – trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. - Vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ; nơi giao nhau của các tuyến đường quốc lộ 1A và quốc lộ 51 đi Vũng Tàu.
|
- Có vị trí thuận lợi về giao thông đường biển. - Có tiềm năng dầu khí lớn ở vùng thềm lục địa và là cơ sở dịch vụ dầu khí hàng đầu của cả nước. |
Cơ cấu ngành công nghiệp |
Rất đa dạng bao gồm 12 ngành, trong đó các ngành mà trung tâm Biên Hòa và Vũng Tàu không có như luyện kim đen, luyện kim màu, lắp ráp ôtô… |
Cơ cấu khá đa dạng bao gồm 6 ngành |
Cơ cấu khá đa dạng bao gồm 8 ngành |
Cơ cấu khá đa dạng bao gồm 8 ngành, trong đó có những ngành đặc thù như khai thác dầu khí. |
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?