Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định một số tuyến đường bộ chính: Quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ quốc lộ 6, quốc lộ 7, quốc lộ 8, quốc lộ 9, quốc lộ 15, quốc lộ 14, quốc lộ 22, quốc lộ 80 và ý nghĩa của từng tuyến.
Trang Atlat sử dụng: trang 23
CÁC TUYẾN QUỐC LỘ VÀ Ý NGHĨA
Tuyến đường |
Chạy qua các tỉnh và thành phố |
Ý nghĩa |
Quốc lộ 1A |
Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên–Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. |
Tuyến giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước đi qua 6/7 vùng kinh tế nước ta, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. |
Quốc lộ 2 |
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang.
|
Nối thủ đô với trung tâm công nghiệp Việt Trì – Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc, đến cửa khẩu Thanh Thủy ở phía Bắc. |
Quốc lộ 3 |
Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng
|
Nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Cạn tới cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng). |
Quốc lộ 6 |
Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên.
|
Tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc. |
Quốc lộ 5 |
Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
|
Tuyến huyết mạch của đồng bằng sông Hồng, cửa ngõ xuất nhận khẩu của các tỉnh phía Bắc. |
Quốc lộ 7 |
Bắt đầu từ Diễn Châu (Nghệ An) đến cửa khẩu Nậm Cắn đi Xiêng Khoảng, Viên Chăn (Lào) |
Đường ra biển của các tỉnh phía Bắc Lào
|
Quốc lộ 8 |
Bắt đầu từ thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đến cửa khẩu Cẩu Treo sang Lào. |
Đường ra biển của các tỉnh miền Trung Lào
|
Quốc lộ 9 |
Từ Đông Hà (Quảng Trị) đi qua cửa khẩu Lao Bảo đến Xavannakhet và các tỉnh Nam Lào. |
Đường ra biển của các tỉnh miền Trung và Nam Lào.
|
Quốc lộ 15 |
Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên – Huế. |
Phát triển kinh tế – xã hội miền tây của các tỉnh Bắc Trung Bộ |
Quốc lộ 14 |
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đaklak, Đắk Nông, Bình Phước |
Con đường huyết mạch phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên |
Quốc lộ 51 |
Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng tàu |
Nối 2 cảng quan trọng nhất của n vùng Đông Nam Bộ (Sài Gòn và Vũng Tàu) |
Quốc lộ 22 |
TP Hồ Chí Minh, Tây Ning sang Campuchia. |
Nằm trên tuyến đường xuyên Á nối TP Hồ Chí Minh với Campuchia |
Quốc lộ 80 |
Vĩnh Long, Đồng Tháp, An giang, Cần Thơ, Kiên Giang |
Phát triển kinh tế đối với vùng thượng châu thổ sông Cửu Long |
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.
b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.