Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các đầu mối giao thông: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh (Nêu rõ loại hình, các tuyến giao thông và ý nghĩa của từng đầu mối).
Trang Atlat sử dụng: trang 23.
Ba đầu mối giao thông vận tải quan trọng nhất ở nước ta và ý nghĩa của nó:
Đầu mối giao thông |
Tập trung các tuyến đường chính |
Ý nghĩa |
Hà Nội |
- Đường bộ: quốc lộ 1A, 2,3,5,6. - Đường sắt đi Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai, TP Hồ Chí Minh. - Đường sông đến Sơn Tây, Việt Trì, Vĩnh Yên, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. - Đường hàng không trong nước đến Huế, TP Đà Nẵng, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Phú Quốc. - Đường bay quốc tế đến Bắc Kinh, Hồng Công, Xêun, Tôkiô, Mátxcơva, Pari, Viên Chăn, Băng Cốc, Xingapo. |
Đầu mối giao thông quan trọng nhất của miền Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và của vùng Vân Nam (Trung Quốc)
|
Đà Nẵng |
- Đường bộ: quốc lộ 1A, 14B. - Đường sắt đi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh - Đường hàng không trong nước đến Hà Nội, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Phú Quốc. - Đường bay quốc tế đến Hồng Công, Mianma, Băng Cốc. |
Đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh miền Trung, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Lào. |
TP Hồ Chí Minh |
- Đường bộ: quốc lộ 1A, 13,14, 20, 22 - Đường sắt đi Hà Nội. - Đường sông đến Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. - Đường biển đi Đà Nẵng, Hải Phòng, Xihanucvin (Campuchia), Băng Cốc, Xingapo. - Đường hàng không trong nước đến Huế, TP Đà Nẵng, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Hà Nội, Cần Thơ, Phú Quốc... - Đường bay quốc tế đến Hồng Công, Băng Cốc, Phnôm Pênh, Xingapo, Cualalămpơ, Mianma, Lôt Angiolet, Xitni, Menbơn. |
Đầu mối giao thông quan trọng nhất của các tỉnh miền Nam, cửa ngõ của miền nam Tây Nguyên |
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.