IMG-LOGO

Câu hỏi:

05/05/2024 11

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích vì sao Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trang Atlat sử dụng: trang 23, trang 4 + 5

     Hà Nội trở thành một trong hai đầu mối giao thông quan trọng nhất của cả nước vì những lí do sau:

     1. Vị trí và vai trò đặc biệt của Hà Nội

     - Vị trí:

      + Trung tâm Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

      + Trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động và là một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế.

     - Vai trò:

      + Thủ đô của cả nước.

      + Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật hàng đầu của cả nước.

      2. Hà Nội là nơi tập trung hầu hết các loại hình vận tải

     - Đường ôtô.

     - Đường sắt.

     -Đường hàng không.

     - Đường sông.

     3. Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch

     Từ Hà Nội các tuyến giao thông toả đi các vùng của đất nước và quốc tế. 

     a. Đường ôtô

      - Quốc lộ 1A từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) qua Hà Nội đến tận Năm Căn (Cà Mau). Đây là tuyến giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường bộ của cả nước đi qua 6 trong tổng số 7 vùng kinh tế nước ta, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

     - Quốc lộ 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đến cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang), nối thủ đô với trung tâm công nghiệp Việt Trì – Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi gia súc lớn ở phía Bắc.

     - Quốc lộ 3 nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Kạn tới cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng).

     - Quốc lộ 5 nối Hà Nội với Hải Phòng, qua thành phố Hải Dương, tuyến huyết mạch, là cửa ngõ xuất – nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc.

     - Quốc lộ 6 nối Hà Nội với Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên. Đây là tuyến đường mang tính chiến lược đối với việc phát triển kinh tế phòng của vùng Tây Bắc.

     b. Đường sắt

     - Đường sắt Thống Nhất chạy song song với tuyến đường 1A tạo nên 2 tuyến giao thông xuyên Việt có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế.

     - Đường sắt Hà Nội Lào Cai, qua Việt Trì, Yên Bái nối với cửa khẩu Lào Cai sang Trung Quốc.

     - Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng.

     - Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn) nối Việt Nam với Trung Quốc và các nước châu Á.

     - Đường sắt Hà Nội – Thái Nguyên.

     c. Đường hàng không

      - Từ Hà Nội có các đường bay đến nhiều địa điểm trong nước: TP Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, ...

     - Từ Hà Nội cũng có các tuyến đường bay quốc tế nối nước ta với nhiều thủ đô các nước trên thế giới: Bắc Kinh, Hồng Công, Mátxcơva, Béclin, Xingapo, Tôkiô, Niu Đêli, Viên Chăn, Phnôm Pênh...

     d. Đường sông

     So với các loại đường giao thông khác, vai trò của đường sông đối với Hà Nội mờ nhạt hơn. Tuy nhiên từ Hà Nội theo sông Hồng, nối với sông Thái Bình có thể đến với nhiều tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

     4. Tập trung cơ sở vất chất – kĩ thuật của ngành giao thông vận tải

     - Hệ thống nhà ga, bến cảng, kho hàng, các cơ sở sản xuất, sửa chữa phương tiện giao thông vận tải.

     - Nổi lên sân bay quốc tế Nội Bài, một trong bốn sân bay quốc tế của nước ta. 

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.

Xem đáp án » 05/05/2024 18

Câu 2:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:

     1. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.

     2. Nhận xét tỉ lệ giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của các tỉnh ở nước ta.

     3. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này.

Xem đáp án » 04/05/2024 17

Câu 3:

b. Tại sao cơ cấu dân số theo độ tuổi có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?

Xem đáp án » 05/05/2024 17

Câu 4:

So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 16

Câu 5:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:

     1. Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều.

Xem đáp án » 04/05/2024 16

Câu 6:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
2. Giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long lại là vùng có ngành thuỷ sản phát triển nhất nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 16

Câu 7:

a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 16

Câu 8:

b. Tại sao ở nước ta, vấn đề quan trọng hàng đầu đối với vùng kinh tế là chuyên môn hoá sản xuất?

Xem đáp án » 05/05/2024 16

Câu 9:

Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 15

Câu 10:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 15

Câu 11:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về sự tăng trưởng GDP của nước ta giai đoạn 2000 – 2007.

Xem đáp án » 04/05/2024 15

Câu 12:

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích thế mạnh tự nhiên đối với sự phát triển công nghiệp điện lực nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 15

Câu 13:

b) Tại sao nói trong các thành phần tự nhiên, địa hình đóng vai trò chủ yếu nhất đối với sự phân hoá thiên nhiên nước ta?

Xem đáp án » 05/05/2024 15

Câu 14:

a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Hồng.

Xem đáp án » 05/05/2024 15

Câu 15:

a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh * au và miền núi Bắc Bộ có nhiều khả năng để phát triển công nghiệp.

Xem đáp án » 05/05/2024 15

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »