Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét t tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế.
Trang Atlat sử dụng: trang 24
Qua biểu đồ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế ta có bảng số liệu sau:
TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ
TIÊU DÙNG CỦA CẢ NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 1995 – 2007
Năm |
1995 |
2000 |
2005 |
2007 |
||||
Tỉ đồng |
% |
Tỉ đồng |
% |
Tỉ đồng |
% |
Tỉ đồng |
% |
|
KV nhà nước |
27367 |
22,6 |
39206 |
17,8 |
62176 |
12,9 |
79673 |
10,7 |
KV ngoài nhà nước |
93193 |
76,9 |
177744 |
80,6 |
399871 |
83,3 |
638842 |
85,6 |
KV có vốn đầu tư nước ngoài |
600 |
0,5 |
3461 |
1,6 |
18247 |
3,8 |
27644 |
3,7 |
Tổng |
121160 |
100,0 |
220411 |
100,0 |
480294 |
100,0 |
746159 |
100,0 |
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước tăng liên tục trong giai đoạn 1995 – 2007: tăng được 624999 tỉ đồng, tăng 6,2 lần.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của các khu vực cũng liên tục tăng:
+ Khu vực ngoài nhà nước tăng được 545649 tỉ đồng, tăng 6,9 lần. + Khu vực nhà nước tăng được 52306 tỉ đồng, tăng 2,9 lần.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng được 27044 tỉ đồng, tăng 46 lần.
- Tỉ trọng của các khu vực kinh tế trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước không đều và đang có xu hướng chuyển dịch:
+ Khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng, từ 76,9% năm 1995 lên 85,6% năm 2007.
+ Khu vực nhà nước chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 nhưng đang có xu hướng giảm dần, từ 22,6% năm 1995 xuống 10,7% năm 2007.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng còn nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng, từ 0,5% năm 1995 lên 3,7% năm 2007.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.