Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng tài nguyên du lịch của nước ta phong phú và đa dạng.
Trang Atlat sử dụng: trang 25.
1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
a. Địa hình
- Nước ta có nhiều dạng địa hình (đồi, núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo) tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách. Đáng chú ý nhất là địa hình cácxtơ với nhiều hang động nổi tiếng có khả năng khai thác du lịch. Nổi bật nhất là vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận năm 1994), động Phong Nha (quần thể di sản thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng, được UNESCO công nhận năm 2003)...
- Nước ta có khoảng 125 bãi bãi biển lớn, nhỏ có điều kiện khai thác du lịch. Điển hình là: Trà Cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hoà), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu)...
- Nước ta có nhiều đảo ven bờ, trong đó có một số đảo có giá trị du lịch như Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo...
b. Khí hậu
Khí hậu nước ta thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Sự phân hoá khí hậu theo mùa, theo độ cao và vĩ độ tạo nên sự đa dạng khí hậu.
c. Tài nguyên nước
- Hệ thống sông, hồ, kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện cho du lịch sông nước, miệt vườn. Một số hồ tự nhiên (như Ba Bể, Thang Hen...) và hồ nhân tạo (như Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng)... đã trở thành điểm tham quan du lịch.
- Nước nóng, suối khoáng: Kim Bôi (Hoà Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Quang Hanh (Quảng Ninh), Suối Bang (Quảng Bình), Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu).
d. Tài nguyên sinh vật
- Nước ta có hệ sinh thái nhiệt đới ẩm gió mùa phong phú đa dạng có ý nghĩa cao đối với hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động du lịch sinh thái. Có ý nghĩa nhất đối với hoạt động du lịch như vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển.
+ Vườn quốc gia: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Hoàng Liên (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Xuân Sơn (Phú Thọ), Ba Vì (Hà Tây), Ba Bể (Bắc Kạn), Cúc Phương (Ninh Bình) Bến En (Thanh Hoá), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), Chư Mom Ray (Kon Tum), Yook Đôn (Đắk Lắk), Chư Yang Sin (Đắk Nông), Bù Gia Mập, Cát Tiên (Bình Phước), U Minh Thượng, Đất Mũi (Cà Mau).
+ Các khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cát Bà, Khu đất ngập nước Đồng bằng sông Hồng, Tây Nghệ An, Nam Cát Tiên, rừng ngập mặn Cần Giờ, Cù Lao Chàm, Đất Mũi, khu biển Kiền Giang.
2. Tài nguyên du lịch nhân văn
a. Di sản văn hoá – lịch sử:
Đây là các loại tài nguyên có giá trị hàng đầu để phát triển du lịch gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của nhân dân ta. Cả nước có khoảng 4 vạn di tích, trong đó có khoảng 3000 di tích được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di sản văn hóa của nhân loại: cố đô Huế (Thừa Thiên – Huế), phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).
b. Các di tích văn hoá lịch sử, cách mạng:
Hang Pác Pó (Cao Bằng), Điện Biên, nhà tù Sơn La, Tân Trào (Tuyên Quang), Kim Liên-Nam Đàn (Nghệ An), Khe Sanh (Quảng Trị), địa đạo Củ Chi, cảng Nhà Rồng, dinh Độc Lập (TP Hồ Chí Minh), nhà tù Côn Đảo (Bà Rịa–Vũng Tàu), nhà tù Hà Tiên, Phú Quốc (Kiên Giang)...
c. Các lễ hội truyền thống:
Lễ hội diễn ra hầu như trên khắp đất nước, gắn liền với các di tích. Phần lớn diễn ra vào mùa xuân. Các lễ hội nổi tiếng: đền Hùng (Phú Thọ), chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội đâm trâu (Gia Lai), lễ hội Katê (Ninh Thuận), Núi Bà (Tây Ninh), Oóc Om Bóc (Sóc Trăng), Bà Chúa Xứ (An Giang).
d. Làng nghề:
Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), lua Vạn Phúc (Hà Nội), tranh Đồng Hồ (Bắc Ninh), làng đá mĩ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận),..
e. Các tài nguyên khác (văn hóa nghệ thuật dân gian, ẩm thực.)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.