Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tình hình phát triển du lịch của nước ta và giải thích.
Trang Atlat sử dụng: trang 25.
1. Tình hình phát triển
a. Về số khách du lịch và doanh thu từ du lịch
Qua biểu đồ khách du lịch và doanh thu từ du lịch ta có bảng số liệu
SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH THU TỪ DU LỊCH CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 1995 – 2007
Năm |
1995 |
2000 |
2005 |
2007 |
Lượng khách du lịch nội địa (triệu lượt) |
5,5 |
11,2 |
16,0 |
19,1 |
Lượng khách du lịch quốc tế (triệu lượt) |
1,4 |
2,1 |
3,5 |
4,2 |
Doanh thu từ du lịch (nghìn tỉ đồng) |
8 |
17,4 |
30 |
56 |
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Ngành du lịch của nước ta đã có bước phát triển mạnh trong giai đoạn 2000 – 2007, thể hiện:
- Lượng khách du lịch, bao gồm cả khách nội địa và khác quốc tế không ngừng tăng:
+ Khách du lịch nội địa tăng 13,6 triệu lượt, tăng 3,5 lần.
+ Khách du lịch quốc tế tăng 2,8 triệu lượt, tăng 3,0 lần.
- Doanh thu từ du lịch tăng nhanh: tăng 48 nghìn tỉ đồng, tăng 7,0 lần
b. Về cơ cấu khách du lịch quốc tế
Dựa vào biểu đồ cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo khu vực, quốc a, vùng lãnh thổ ta có bảng số liệu sau:
CƠ CẤU KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ PHÂN THEO KHU VỰC,
QUỐC GIA, VÙNG LÃNH THỔ TRONG 2 NĂM 2000 VÀ 2007
Đơn vị: %
Năm |
2000 |
2007 |
Đông Nam Á |
7,9 |
16,5 |
Trung Quốc |
23,0 |
13,6 |
Đài Loan |
9,8 |
7,5 |
Nhật Bản |
6,7 |
9,9 |
Hàn Quốc |
2,4 |
11,2 |
Anh |
2,5 |
2,5 |
Pháp |
4,1 |
4,3 |
Hoa Kì |
4,5 |
9,7 |
Ôxtrâylia |
2,9 |
5,3 |
Quốc gia khác |
36,2 |
19,5 |
Tổng |
100,0 |
100,0 |
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam khá đa dạng, từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Các quốc gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng du khách lớn đến Việt Nam chủ yếu là các nước có vị trí gần gũi (Đông Nam Á, Đông Á) hoặc các nước có nền kinh tế phát triển, mức sống cao như Anh, Pháp, Hoa Kì, Nhật Bản,..
- Tỉ trọng du khách từ nhiều quốc gia có xu hướng tăng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì, Ôxtrâylia, Pháp. Trong khi đó các quốc gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng giảm là Trung Quốc, Đài Loan.
2. Nguyên nhân
a. Nước ta có tài nguyên du lịch hết sức phong phú, trong đó nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên được công nhận là di sản tự nhiên, văn hoá thế giới. Nêu dẫn chứng:
- Tài nguyên tự nhiên: các hang động nổi tiếng, bãi biển đẹp, một số đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, nguồn nước nóng, suối khoảng, các vườn quốc gia, khu bảo tồn..
- Tài nguyên nhân văn: Các di tích lịch sử, cách mạng, các lễ hội truyền thống, làng nghề cổ truyền...
b. Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu và điều kiện du lịch được nâng cao.
c. Đường lối chính sách phát triển du lịch của Nhà nước:
- Chính sách mở cửa, hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Liên kết với các công ty du lịch lữ hành quốc tế.
- Khuyến khích khách du lịch quốc tế, đặc biệt là đối với Việt kiều
d. Đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch.
- Hạ tầng cơ sở (giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước)
- Xây dựng nhiều cơ sở lưu trú (số lượng và chất lượng)
- Đầu tư nguồn kinh phí lớn để tôn tạo, xây dựng nhiều thắng cảnh tự nhiên, di tích văn hoá lịch sử, khu giải trí trong cả nước.
- Phát triển các công ti du lịch lữ hành trong nước và quốc tế.
- Xây dựng, nâng cấp các cơ sở lưu trú.
e. Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành du lịch.
f. Các nguyên nhân khác (Việt Nam là điểm đến an toàn, tình hình chính trị ổn định).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.