Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của hai vùng chuyên canh cây công nghiệp: Trung du – miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
Trang Atlat sử dụng: trang 4, trang 5, trang 9, trang 10, trang 11, trang 18.
Tây Nguyên và Trung du - miền núi Bắc Bộ là hai trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
1. Giống nhau
a. Vê mô quy
Cả hai vùng đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta.
Mức độ tập trung hoá đất đai tương đối cao. Có các khu vực trồng cà phê (Tây Nguyên), chè (Trung du – miền núi Bắc Bộ) tập trung trên một quy mô diện tích khá lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra một vùng sản xuất hàng hoá lớn, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
b. Về hướng chuyên môn hoá
Cả hai vùng đều chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm và đạt hiệu quả kinh tế cao về hướng chuyên môn hoá này.
c. Về điều kiện phát triển
- Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu.
- Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến, v.v...
2. Khác nhau
a. Về quy mô
- Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hoá cao, của một số sản phẩm nổi tiếng trong n- ước và quốc tế (cà phê).
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp ớn thứ ba sau hai vùng trên, với mức độ tập trung hoá thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán, quy mô nhỏ chỉ mang tính chất địa phương). b. Về hướng chuyên môn hoá
- Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè.
- Trung du – miền núi Bắc Bộ: chè.
c. Về điều kiện phát triển
- Điều kiện tự nhiên.
+ Địa hình:
▪ Tây Nguyên là các cao nguyên xếp tầng độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng.
▪ Trung du – miền núi Bắc Bộ có đồi núi và cao nguyên, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn hơn so với Tây Nguyên.
Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hưởng đến mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá cây công nghiệp.
+ Đất đai:
▪ Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan và đá macma.
▪ Trung du – miền núi Bắc Bộ: đất feralit phát triển trên các loại đá như đá vôi, đá diệp thạch và các loại đá mẹ khác.
+ Khí hậu:
▪ Tây Nguyên có khí hậu gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Tuy nhiên khí hậu ở Tây Nguyên có sự phân hoá theo độ cao và theo mùa. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cây công nghiệp.
▪ Trung du – miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, cộng với độ cao địa hình nên có điều kiện phát triển cây công nghiệp cận nhiệt (chè). Nửa cuối mùa đông có mưa phùn làm tăng độ ẩm không khí thuận lợi cho việc phát triển cây trồng. Tuy nhiên trong mùa đông nhiều khi có sương muối, sương giá. Trên các vùng núi cao xuất hiện tuyết. Tất cả điều đó đã có ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp.
- Điều kiện kinh tế – xã hội.
+ Về dân cư và nguồn lao động.
▪ Tây Nguyên có mật độ dân số trung bình 90 người/km (năm 2008). Đây là vùng nhập cư lớn nhất nước ta.
▪ Trung du – miền núi Bắc Bộ có mật độ dân số trung bình 121 người/ km (năm 2008).
+ Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật.
▪ Trung du - miền núi Bắc Bộ có một số tuyến giao thông đường bộ: quốc lộ 1A, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 6... và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sở chế biến chè tập trung ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.
▪ Tây Nguyên: cơ sở vật chất – kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.