Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

08/07/2024 25

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng mặc dù đang đứng trước những thách thức to lớn nhưng Trung t và miền núi Bắc Bộ vẫn có thể phát triển một nền kinh tế với cơ cấu tương đối hoàn chỉnh.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trang Atlat sử dụng: các trang 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16,17, 28, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26.

    1. Vị trí địa lí

    - Phía bắc giáp miền nam Trung Quốc thông qua các cửa khẩu: móng Cái (Quảng Ninh), Đồng Đăng (Lạng Sơn), Tà Lùng (Cao Bằng), Thanh Thuỷ (Hà Giang), Lào Cai (Lào Cai).

   - Phía tây giáp Thượng Lào, vùng có tiềm năng lâm nghiệp lớn nhất của Lào.

   - Liền kề với đồng bằng sông Hồng, vùng có tiềm năng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và tiềm năng lao động lớn nhất cả nước. Giao thông dễ dàng qua các tuyến đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

   - Phía đông là vùng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng du lịch, giao thông và ngư nghiệp.

    2. Thế mạnh về tự nhiên

    a. Địa hình

   - Khá đa dạng, có sự khác biệt giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc.

       + Tây Bắc địa hình núi non hiểm trở, dãy Hoàng Liên sơn cao nhất nước ta, chạy theo hướng tây bắc – đông nam tạo thành bức tường chắn gió mùa Đông Bắc làm cho vùng Tây Bắc bớt lạnh hơn.

       + Đông Bắc nhiều đồi núi thấp, các dãy núi hình cánh cung hướng đông bắc tạo điều kiện cho các khối không khí lạnh tràn sâu vào trong nội địa. Sự đa dạng của địa hình tạo thế mạnh phát triển nhiều ngành sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thế mạnh về lâm nghiệp, ngư nghiệp và du lịch.

    b. Đất

     - Chủ yếu là đất feralit phát triển trên các loại đá khác (như đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác). Tài nguyên đất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cây chè, các cây đặc sản như hồi, quế, tam thất, và các cây công nghiệp hàng năm như lạc, thuốc lá.

     - Đất phù sa dọc các thung lũng và các cánh đồng trước núi như Nghĩa Lộ (Yên Bái), Trùng Khánh, Thất Khê (Cao Bằng), Mường Thanh (Điện Biên) có thể trồng các cây lương thực.

     - Trên các cao nguyên còn có một số đồng cỏ nhỏ có điều kiện phát triển chăn nuôi.

    c. Khí hậu

     Mang tính chất nhiệt đới gió mùa và có mùa đông lạnh nhất nước ta nên có điều kiện phát triển các loại cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, cây đặc sản và rau ôn đới.

    d. Nguồn nước

    Là nơi bắt nguồn của nhiều con sông hoặc ở thượng lưu các con sông lớn nên có tiềm năng thuỷ điện. Hệ thống sông Hồng chiếm 37% trữ năng thuỷ điện của cả nước…

   e. Tài nguyên sinh vật

     - Diện tích rừng của vùng ngoài giá trị về mặt kinh tế còn có tác dụng chế lũ quét, chống xói mòn đất.

     - Vùng biển Quảng Ninh có ngư trường lớn của vịnh Bắc Bộ. Dọc bờ biển và các đảo ven bờ có thể nuôi trồng thuỷ sản.

     f. Tài nguyên khoáng sản

    - Lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta lâu dài, phức tạp với các chu kì tạo núi, các hoạt động macma, bóc mòn, bồi tụ... đã tạo nên nhiều mỏ khoáng sản (nội sinh, ngoại sinh). Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi tập trung hầu hết các mỏ khoáng sản ở nước ta

   - Khoáng sản nhiên liệu:

+ Than tập trung ở Quảng Ninh (trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn) chủ yếu là than antraxit chất lượng vào loại tốt nhất ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra còn có các mỏ than khác: than nâu Na Dương (Lạng Sơn), than mỡ (Thái Nguyên) trữ lượng nhỏ.

   - Khoáng sản kim loại: Thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), chì – kẽm (Chợ Điền - Bắc Kạn), đồng – vàng (Sinh Quyền, Lào Cai), đồng – ni ken (Tạ Khoa, Sơn La), sắt (Trại Cau, Thái Nguyên), Quý Xa (Yên Bái), Tòng Bá (Hà Giang), bôxit (Cao Bằng, Lạng Sơn)

   - Phi kim loại: apatít (Cam đường Lào Cai) trữ lượng trên 2 tỉ tấn; pirít (Phú Thọ), phốtphorít ở Lạng Sơn, đá quí (Yên Bái).

   - Vật liệu xây dựng: đá vôi, cao lanh, sét xây dựng (Lạng Sơn, Quảng Ninh).

   g. Tài nguyên du lịch.

   + Du lịch núi: Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn.

   + Du lịch biển: Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.

   3. Thế mạnh về kinh tế – xã hội

   a. Dân cư và nguồn lao động

   - Dân số: 12,3 triệu người (năm 2008), mật độ 121 người/km.

     Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc (Nùng, Tày, Dao, Mường, Hmông....), có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất.

- Là vùng căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, với các di tích cách mạng như Điện Biên Phủ, Tân Trào, Pắc Pó. Nhân dân các dân tộc có những đóng góp quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.

    b. Cơ sở vật chất – kĩ thuật

    Bước đầu đã xây dựng được kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế: Thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, Hoá chất Việt Trì -Lâm Thao, gang thép Thái Nguyên, chế biến chè ở Phú Thọ, Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái.

    c. Đường lối, chính sách phát triển

    - Sự quan tâm của Nhà nước thể hiện ở chủ trương chính sách khuyến khích phát triển kinh tế.

    - Chủ trương khoán đất giao rừng.

    - Phân bố lại dân cư và lao động.

    - Phát triển công nghiệp dựa trên thế mạnh của vùng.

    4. Kết luận

    Mặc dù đang đứng trước những thách thức to lớn, nhưng với tiềm năng phong phú và đa dạng, Trung du và miền núi Bắc Bộ có đủ điều kiện để phát triển một nền kinh tế với cơ cấu tương đối hoàn chỉnh.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 71

Câu 2:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 61

Câu 3:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 58

Câu 4:

a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 54

Câu 5:

a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 54

Câu 6:

So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 53

Câu 7:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 53

Câu 8:

So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 52

Câu 9:

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.

Xem đáp án » 05/05/2024 50

Câu 10:

Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 49

Câu 11:

b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?

Xem đáp án » 05/05/2024 47

Câu 12:

Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 46

Câu 13:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.

Xem đáp án » 04/05/2024 46

Câu 14:

3. Làm rõ sự phân bố dân cư không đều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và nêu hướng giải quyết.

Xem đáp án » 04/05/2024 46

Câu 15:

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.

Xem đáp án » 05/05/2024 46