Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế biển giữa vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Trang Atlat sử dụng: trang 4, trang5, trang 20, trang 23, trang 25.
1. Giống nhau
a. Về vai trò của các ngành kinh tế biển
- Các ngành kinh tế biển của hai vùng đều là những ngành kinh tế quan trọng. Điều này thể hiện rõ ở tỉ trọng lớn của ngành này trong cơ cấu GDP mỗi vùng..
- Kinh tế biển là ngành kinh tế có nhiều triển vọng lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của hai vùng trong tương lai.
b. Đều có những nguồn lực thuận lợi để phát triển kinh tế biển của vùng.
- Tài nguyên biển cả hai vùng phong phú, đa dạng, thuận lợi cho sự phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
+ Tập trung nhiều bãi cá, bãi tồn lớn, nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao.
+ Địa hình bờ biển:
▪ Có nhiều vịnh, vũng tự nhiên có thể xây dựng các cảng nước sâu.
▪ Nhiều bãi tắm nổi tiếng có thể làm nơi nghỉ mát lí tưởng, thu hút nhiều khách du lịch trong, ngoài nước.
▪ Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm khai thác tài nguyên biển (đánh bắt cá biển, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, chế biến nước mắm...).
▪ Đã có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế biển.
+ Hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước.
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật (cảng cá, cơ sở chế biên, mạng lưới các đô thị biển)
c. Về cơ cấu các ngành kinh tế biển.
- Hai vùng đều có một số ngành kinh tế biển truyền thống.
+ Khai thác tài nguyên sinh vật biển.
+ Du lịch biển.
+ Giao thông vận tải biển.
2. Khác nhau
a. Về vai trò của các ngành kinh tế biển
- Kinh tế biển của Đông Nam Bộ đóng vai trò rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế của vùng, nhất là từ khi phát hiện và đưa vào khai thác các mỏ dầu, khí đốt. Trong tương lai khi công nghiệp hoá dầu hình thành nó sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế của vùng.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ mặc dù có nhiều khả năng phát triển | kinh tế biển nhưng hiện nay vai trò của ngành chưa tương xứng với những tiềm năng hiện có.
b. Về các nguồn lực phát triển.
- Đối với Duyên hải Nam Trung Bộ..
+ Những lợi thế nổi bật về kinh tế biển so với Đông Nam Bộ:
▪ Vùng bờ biển kéo dài khoảng 1800km có nhiều tiềm năng kinh tế biển. Đây là vùng biển tập trung các bãi cá, bãi tôm vào loại lớn nhất cả nước, nhất là vùng biển cực Nam Trung Bộ.
▪ Có nhiều đặc sản biển mà nhiều nơi khác không có: tổ yến ở các đảo đá ven bờ thuộc các tỉnh Quảng Nam, Khánh Hoà.
▪ Tiềm năng lớn nhất cả nước về du lịch biển.
▪ Các bãi biển nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Các bãi tắm tiêu biểu nhất: Non Nước, Mỹ Khê (Đà Nẵng), Quy Nhơn (Bình Định), Vũng Rô (Phú Yên), Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Nha Trang (Khánh Hoà), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)
▪ Giao thông vận tải biển với nhiều cảng nước sâu quan trọng như Tiên Sa (Đà Nẵng), Dung Quất (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Cam Ranh (Nha Trang).
+ Những hạn chế: đây là khu vực chịu ảnh hưởng của tai biến thiên nhiên (lũ lụt, bão...)
- Đối với Đông Nam Bộ:
+ Những lợi thế (so với Duyên hải Nam Trung Bộ):
▪ Các mỏ dầu, khí tập trung ở thềm lục địa là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí và các ngành dịch vụ dầu khí khác.
▪ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế biển tương đối phong phú và có chất lượng cao. Nổi bật là cảng biển quốc tế Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng dầu khí Bà Rịa - Vũng Tàu.
▪ Trình độ phát triển kinh tế cao hơn hẳn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Những hạn chế:
▪ Vấn đề ô nhiễm môi trường biển.
▪ Việc phát triển các ngành kinh tế biển.
c. Về cơ cấu các ngành kinh tế biển
Do khác nhau về thế mạnh nên sự phát triển kinh tế biển của hai vùng cũng khác nhau.
- Đối với Duyên hải Nam Trung Bộ:
+ Khai thác tài nguyên sinh vật biển và các ngành có liên quan tới biển. Ngoài thủy sản còn có một số sản phẩm khác: muối Cà Ná (Ninh Thuận), nước mắm Nha Trang, Phan Thiết, yến sào Khánh Hoà.
+ Du lịch biển có nhiều triển vọng to lớn và được phát triển mạnh trong những năm gần đây.
+ Giao thông vận tải được phát triển mạnh với nhiều cảng nước sâu Tiên Sa (Đà Nẵng), Dung Quất (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Cam Ranh (Khánh Hòa)
- Đối với Đông Nam Bộ
+ Khai thác tài nguyên sinh vật biển tuy phát triển, nhưng hạn chế hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
+ Du lịch biển: Vũng Tàu, Côn Đảo.
+ Giao thông vận tải biển: cảng nước sâu Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu), cảng Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?