Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam kết hợp bảng số liệu sau:
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2007.
Tiêu chí |
Cả nước |
ĐBSH |
ĐBSCL |
Diện tích cây lương thực có hạt (nghìn ha) Trong đó diện tích lúa (nghìn ha) |
8304,7 7207,4 |
1196,4 1111,7 |
3719,8 3683,1
|
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) Trong đó sản lượng lúa (nghìn tấn) |
40247,4 35942,7 |
6644,9 6291,5 |
18882,6 18229,2 |
Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) |
49,9 |
56,1 |
50,7 |
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg) |
466,8 |
361 |
1076,9 |
Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về nguồn lực và tình hình sản xuất lương thực.
Trang Atlat sử dụng: trang 9, trang 10, trang 11, trang 12, trang 13, trang 14, trang 18, trang 19.
1. So sánh nguồn lực để phát triển sản xuất lương thực
a. Giống nhau
- Về mô quy
+ Là hai đồng bằng châu thổ lớn nhất cả nước.
+ Là hai vùng trọng điểm lương thực quan trọng nhất cả nước với vai trò quyết định trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc cơ giới hoá và công tác thuỷ lợi.
+ Đất phù sa châu thổ, màu mỡ do sông ngòi bồi đắp.
+ Khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho cây trồng phát triển nhanh, năng suất cao.
+ Có các sông lớn chảy qua với lượng nước phong phú và nguồn phù sa quý giá đối với cây trồng.
- Điều kiện kinh tế – xã hội
+ Là vùng đông dân, nguồn lao động dồi dào, với kinh nghiệm thâm canh lúa
+ Có nhiều cơ sở chế biến nguyên liệu từ lương thực, thực phẩm.
+ Trên 2 đồng bằng có hệ thống các đô thị lớn.
b. Khác nhau
- Về quy mô
Đồng bằng sông cửu Long là vùng trọng điểm lương thực số 1, Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực số 2 của cả nước.
- Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Đồng bằng sông Hồng do đắp đê nên chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp thường xuyên, còn Đồng bằng sông Cửu Long do không có hệ thống đê nên chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm.
+ Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều diện tích đất hoang hoá hơn so với Đồng bằng sông Hồng (67 vạn ha so với 2 vạn ha).
+ Đất ở đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn, nhiễm phèn là chủ yếu, trong khi đó ở Đồng bằng sông Hồng là đất bạc màu.
+ Khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất cận xích đạo, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt, thích hợp với các cây nhiệt đới. Mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng, còn khí hậu ở Đồng bằng sông Hồng mang tính chất nhiệt đới gió mùa có một mùa đông lạnh nên cơ cấu cây trồng đa dạng hơn (cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới).
+ Hệ thống sông Hồng hay gây lũ vào mùa hạ, còn sông Cửu Long lại
gây lũ vào cuối mùa thu và lũ kéo dài tới tháng 11, 12.
+ Đồng bằng sông Hồng chịu nhiều thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán..) hơn. .
- Về điều kiện kinh tế – xã hội.
+ Dân cư của Đồng bằng sông Hồng đông đúc hơn nhiều (với mật độ dân số 1180 người/km, đứng đầu cả nước).
+ Trình độ thâm canh cao nhất cả nước, hệ số sử dụng đất lớn hơn. + Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng của đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh hơn so với đồng bằng sông Cửu Long.
2. So sánh tình hình sản xuất lương thực
a. Giống nhau:
- Về quy mô sản xuất: đây là 2 vùng trọng điểm lương thực quan trọng nhất cả nước.
+ Chiếm diện tích canh tác lớn nhất.
+ Có sản lượng và năng suất lúa cao nhất.
- Về cơ cấu: lúa chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu cây trồng.
b. Khác nhau:
TỈ TRỌNG MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC
CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
SO VỚI CẢ NƯỚC NĂM 2007
Tiêu chí |
Cả nước |
ĐBSH |
ĐBSCL |
Diện tích cây lương thực có hạt Trong đó diện tích lúa |
100,0 100,0 |
14,4 15,4 |
44,5 51,1 |
Sản lượng lương thực có hạt Trong đó sản lượng lúa |
100,0 100,0 |
16,5 17,5 |
46,9 50,7 |
Năng suất lúa cả năm |
100,0 |
112,4 |
101,6 |
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người |
100,0 |
77,3 |
230,7 |
- Hầu hết các tiêu chí về sản xuất lương thực của Đồng bằng sông Cửu Long đều cao hơn so với cả nước. Điều đó chứng tỏ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất cả nước.
- Năng suất lúa của đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này là bằng chứng cho thấy Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.