Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, kết hợp bảng số liệu sau:
TỈ TRỌNG DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP
Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ SO VỚI CẢ NƯỚC NĂM 2005
(Đơn vị: %)
Cây công nghiệp |
Diện tích |
Sản lượng |
Thứ bậc so với các vùng khác trong cả nước |
Cao su |
65,6 |
78,9 |
1 |
Cà phê |
8,1 |
11,7 |
2 |
Hồ tiêu |
56,1 |
62,0 |
1 |
Điều |
71,1 |
76,3 |
1 |
Mía |
22,3 |
30,3 |
1 |
1. Chứng minh rằng Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước tạo
Trang Atlat sử dụng: trang 9, trang 10, trang 11, trang 14, trang 18, trang 29.
1. Chứng minh Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta
- Đứng đầu về quy mô:
+ Đông Nam Bộ là vùng chuyên cạnh cây công nghiệp dài ngày và hàng năm lớn nhất nước ta.
+ Diện tích trồng một số cây công nghiệp như cao su, điều, hồ tiêu, mía, đậu tương, thuốc lá, lạc...thuộc loại lớn nhất cả nước
+ Tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng vào loại lớn nhất: trên 40% (bản đồ trang 19).
- Đứng đầu về mức độ tập trung hoa:
+ Do điều kiện về địa hình, đất đai thuận tiện nên mức độ tập trung hoá về đất đai rất cao.
+ Điển hình là các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.
- Đứng đầu về trình độ thâm cảnh, tổ chức quản lí sản xuất:
+ Trình độ thâm canh cây công nghiệp cao.
+ Trình độ tổ chức, quản lí sản xuất tiên tiến.
- Đứng đầu về một số cây công nghiệp và đạt hiệu quả kinh tế cao:
+ Cao su đứng đầu cả nước (70% diện tích, 90% sản lượng cao su cả nước).
+ Cà phê đứng thứ hai sau Tây Nguyên (8% diện tích, 11,7% sản lượng cả nước).
+ Điều dẫn đầu cả nước (71% diện tích, 76% sản lượng cả nước).
+ Hồ tiêu 56% diện tích, 62% sản lượng cả nước).
+ Mía dẫn đầu cả nước (22,3 % diện tích, 30,3 % sản lượng cả nước) + Ngoài ra còn sản xuất nhiều mía, lạc, thuốc lá, đậu tương...
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.
b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.