Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh các thế mạnh để phát triển kinh tế giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Đông Nam Bộ.
Trang Atlat sử dụng: các trang 4, 5, 8, 9,10, 12, 13, 14, 15, 25,29...
1. Sự giống nhau
- Cả hai vùng đều giáp biển và các nước láng giềng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
- Nguồn khoáng sản tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến.
- Địa hình, đất đai thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp (hàng năm, lâu năm).
- Tài nguyên du lịch phong phú là tiền đề cho việc phát triển du lịch. - Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế bước đầu được xây dựng và phát triển (mạng lưới giao thông, các cơ sở công nghiệp, các vùng chuyên canh, các trung tâm du lịch, điểm du lịch...).
2. Sự khác nhau
a. Vị trí địa lí
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có ưu thế trong việc giao lưu quốc tế, đặc biệt với Trung Quốc và với cả Lào (dù hiện nay vẫn đang còn hạn chế)…
- Đông Nam Bộ chỉ giáp với Campuchia, qua cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát ở Tây Ninh.
b. Thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Đông Nam Bộ)
- Tập trung nhiều loại khoáng sản, là cơ sở cho công nghiệp phát triển với cơ cấu ngành đa dạng.
- Các loại khoáng sản điển hình là:
+ Than (Quảng Ninh, Na Dương...).
+ Kim loại: sắt, thiếc, đồng, chì – kẽm.
+ Phi kim loại, vật liệu xây dựng…
- Nguồn thuỷ năng lớn nhất so với các vùng trong cả nước (hệ thống sông Hồng chiếm 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước) tạo điều kiện cho việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện công suất lớn.
+ Các nhà máy đã xây dựng: Hoà Bình (1,92 triệu KW), Thác Bà (11 vạn KW), Tuyên Quang (30 vạn KW)
+ Các nhà máy đang xây dựng: Sơn La (2,4 triệu KW).
- Đất feralit và nhất là khí hậu có một mùa đông lạnh thuận lợi cho việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
- Có các đồng cỏ, cao nguyên tạo điều kiện cho chăn nuôi đại gia súc phát triển (như trâu, bò lấy thịt và lấy sữa).
- Có nhiều dân tộc với kinh nghiệm, truyền thống trong sản xuất.
c. Thế mạnh của Đông Nam Bộ (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)
- Các mỏ dầu, khí ở thềm lục địa (Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc...) tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực (từ khí).
- Địa hình tương đối bằng phẳng cùng với tài nguyên đất là cơ sở cho việc tập trung hoá đất đai và hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta (với cây công nghiệp lâu năm ưu thế là cao su). - Dân cư đông, nguồn lao động có trình độ cao.
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất trong cả nước.
- Trình độ phát triển cao, có Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tạo vùng lớn.
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài lớn nhất.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.