Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

08/07/2024 29

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những thế mạnh để vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trang Atlat sử dụng; các trang 9, 10, 11, 14,...

     1. Khái quát vùng

     Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu sông Mê Công, diện tích khoảng 39,6 nghìn km gồm 13 tỉnh, thành phố là Long An, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang và Cần Thơ.

     2. Vị trí địa lý

     Phía bắc giáp Campuchia, phía đông giáp vùng Đông Nam Bộ, phía đông và đông nam giáp Biển Đông.

    → Thuận lợi:

      + Giáp Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước đã tạo điều kiện thuận lợi để vùng tiêu thụ các loại nông sản và nhập về máy móc, phân bón.

      + Giáp Biển Đông thuận lợi cho giao lưu buôn bán.

    3. Thế mạnh tự nhiên

    - Địa hình bằng phẳng, độ cao dưới 50m thuận lợi cho sản xuất, nhất là sản xuất lúa.

    - Đây là đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta, loại đất phù sa là chủ yếu, bao gồm:

     + Đất phù sa phân bố ven sông Tiền, sông Hậu là loại đất màu mỡ, lại ở nền địa hình cao, thoát nước nên rất thuận lợi cho việc trồng lúa.

     + Đất phèn chiếm tỉ lệ diện tích lớn nhất vùng, phân bố ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau. Tuy không thật màu mỡ như đất phù sa nhưng có thể cải tạo để trồng lúa.

     + Đất mặn phân bố dọc duyên hải, có thể cải tạo để trồng lúa.

    – Khí hậu

     + Thuộc kiểu khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao quanh năm, mưa nhiều, thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi phát triển quanh năm, đặc biệt là lúa, các loại cây ăn quả nhiệt đới.

     + Khí hậu ít có những biến động thất thường, thuận lợi cho sản xuất.

   – Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch

     + Ngoài sông Tiền, sông Hậu ở đây còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi cho việc cung cấp nước tưới cho sản xuất lương thực.

    + Sông ngòi hàng năm bồi đắp một lớp phù sa mới cho nhiều vùng có tác dụng lấn biển, mở rộng diện tích.

   4. Thế mạnh kinh tế – xã hội

   - Dân cư: số dân khoảng 17,7 triệu người (2008). Dân cư đông đã tạo nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người dân (gồm hai dân tộc chiếm số đông là người Việt và người Khơme) có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.

   - Cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng

      + Các tuyến giao thông đường bộ bước đầu được đầu tư nâng cấp, bên cạnh mạng lưới giao thông đường sông rất phát triển.

      + Các công trình thủy lợi đã và đang được chú trọng đầu tư có ý nghĩa lớn đối với vấn đề tưới và tiêu nước của vùng.

      + Có Viện nghiên cứu giống lúa Đồng bằng sông Cửu Long là nơi nghiên cứu và phát triển các giống lúa mới, thích nghi với điều kiện tự nhiên của vùng.

      + Công nghiệp xay xát, chế biến lương thực phát triển mạnh.

     - Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng (đặc biệt khi giá gạo thế giới tăng mạnh).

     - Chính sách phát triển của Nhà nước.

     Kết luận: Như vậy có thể thấy Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lương thực thực phẩm và hiện đây cũng là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 71

Câu 2:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 61

Câu 3:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 58

Câu 4:

a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 54

Câu 5:

a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 54

Câu 6:

So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 53

Câu 7:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 53

Câu 8:

So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 51

Câu 9:

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.

Xem đáp án » 05/05/2024 50

Câu 10:

Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 49

Câu 11:

b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?

Xem đáp án » 05/05/2024 47

Câu 12:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.

Xem đáp án » 04/05/2024 46

Câu 13:

3. Làm rõ sự phân bố dân cư không đều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và nêu hướng giải quyết.

Xem đáp án » 04/05/2024 46

Câu 14:

a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.

Xem đáp án » 05/05/2024 46

Câu 15:

Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 45