Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích vì sao phải đặt vấn đề khai thác tổng hợp tài nguyên biển của nước ta.
Trang Atlat sử dụng: trang 6, 7, 8, 20, 23, 25...
Tài nguyên biển của nước ta phải được khai thác tổng hợp vì ba lí do chính dưới đây:
1. Sự giàu có về tài nguyên biển và ý nghĩa quan trọng của nó trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng
a. Giàu tài nguyên biển
- Tài nguyên sinh vật
+ Nguồn lợi hải sản:
▪ Nguồn lợi hải sản phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép hàng năm có thể khai thác 1,9 triệu tấn. Vùng biển có hơn 2.000 loài cá (trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế cao); 1.647 loài giáp xác, 70 loài tôm, hơn 2.500 loài nhuyễn thể, trên 600 loài rong biển.
▪ Tập trung ở 4 ngư trường trọng điểm (Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa).
+ Một số đặc sản, đặc biệt là tổ yến (trên các đảo đá ven bờ biển Nam Trung Bộ).
- Tài nguyên khoáng, dầu khí (kết hợp với khai thác Atlat, trang 8)
+ Sa khoáng (các mỏ sa khoáng ôxit titan có giá trị xuất khẩu, cát trắng ở Quảng Ninh, Cam Ranh là nguyên liệu quý để làm thuỷ tinh, pha lê...).
+ Muối ăn (hàng năm cung cấp khoảng 80 vạn tấn).
+ Dầu mỏ (vài tỉ tấn), khí đốt (hàng trăm tỉ m), tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa.
- Tài nguyên du lịch biển (khai thác Atlat, trang 25)
+ Có khoảng 125 bãi biển kéo dài từ Trà Cổ cho đến Hà Tiên.
+ Nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng (khai thác Atlat, trang 25), đặc biệt đoạn từ Đại Lãnh (Khánh Hoà) đến Mũi Né (Phan Thiết).
- Tài nguyên giao thông vận tải biển (kết hợp khai thác Atlat, trang 23)
+ Nhiều vũng, vịnh có điều kiện để xây dựng các cảng nước sâu và trên thực tế đã hình thành mạng lưới cảng biển (khai thác Atlat, trang 23)
+ Gần đường hàng hải quốc tế.
b. Có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng
- Sự phong phú và khai thác tổng hợp tài nguyên biển là cơ sở để hình thành và phát triển các ngành kinh tế biển.
- Khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đảm bảo an ninh, quốc phòng cho đất nước.
2. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển góp phần đảm bảo cho việc khai thác hợp lí, có hiệu quả đối với nguồn tài nguyên quý giá này
a. Việc khai thác các loại tài nguyên biển có liên quan nhằm hỗ trợ cho nhau cùng phát triển
- Khai thác hải sản phục vụ nhu cầu du khách và ngược lại, du lịch biển phát triển sẽ thúc đẩy ngành nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản.
- Tương tự như vậy đối với các ngành khác.
b. Hiệu quả
- Hiệu quả về kinh tế nếu được khai thác tổng hợp.
- Hiệu quả về xã hội (giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch...).
3. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển góp phần chống ô nhiễm và suy thoái môi trường biển
- Các thành phần của môi trường biển có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ cần một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi dây chuyền và ảnh hưởng rõ rệt đến môi trường biển.
- Sự nhạy cảm của môi trường biển trước tác động của con người.
- Khai thác tổng hợp góp phần bảo vệ môi trường biển.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.