Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) đối với cơ cấu nền kinh tế nước ta hiện nay.
Trang Atlat sử dụng: trang 30
1. Ba vùng KTTĐ đã hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng và lao động kĩ thuật
- Ba vùng có diện tích chiếm 22,3% cả nước và 41,6% dân số cả nước.
- Ba vùng có vị trí địa lí thuận lợi cho sự phát triển thế kinh tế mở: giáp với vùng biển rộng lớn, gần tuyến hàng hải quốc tế; có các đầu mối giao thông lớn nhất cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.
- Ba vùng có ưu thế hơn hẳn các vùng khác về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kĩ thuật:
+ Hình thành hệ thống sân bay, cảng biển, đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng trong và ngoài nước.
+ Ở đây đã hình thành hệ thống đô thị hạt nhân, tập trung các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học.
+ Tập trung các đô thị lớn nhất nước ta như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu..., đồng thời cũng là các trung tâm kinh tế – thương mại – khoa học – kĩ thuật hàng đầu của cả nước.
- Tỉ lệ dân thành thị của ba vùng cao gấp gần 2 lần mức trung bình cả nước. Trình độ dân trí và trình độ lao động kĩ thuật cao lao động có chuyên môn kĩ thuật là 31,5% (cả nước 12,3%).
2. Ba vùng KTTĐ có tốc độ tăng trưởng nhanh và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của cả nước.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 3 vùng KTTĐ khá cao: giai đoạn 2001 - 2007 đạt trên 11 % trong khi cả nước khoảng 7,5%.
- Mức đóng góp vào GDP cả nước của 3 vùng là 61,9% (2007). 3. Ba vùng KTTĐ là địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước.
- Ba vùng tập trung khoảng 150 nghìn cơ sở công nghiệp, chiếm 23,6%
số cơ sở công nghiệp của cả nước.
- Công nghiệp và xây dựng đã tạo ra trên 50% GDP của ba vùng.
- Tập trung các ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước.
4. Ba vùng KTTĐ đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu cả nước và thu hút lớn vốn đầu tư nước ngoài.
- Ba vùng đóng góp trên 60% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
- Thu hút phần lớn (hơn 80%) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước ta, nhất là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?