Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

08/07/2024 32

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh thế mạnh, thực trạng phát triển kinh tế của ba vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ).

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trang Atlat sử dụng: trang 30

    1. So sánh thế mạnh phát triển kinh tế của ba vùng KTTĐ

    a. Giống nhau

    Đều hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực để phát triển kinh tế:

    - Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi để phát triển thế kinh tế mở.

    - Có ưu thế hơn hẳn các vùng khác về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật.

    - Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.

    - Thu hút chủ yếu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta.

    b. Khác nhau

   * Ưu thế của vùng KTTĐ phía Bắc.

   - Có thủ đô Hà Nội, đồng thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa thuộc loại lớn nhất.

   - Hai tuyến quốc lộ 5 và 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc bộ nói chung với cụm cảng Cái Lân – Hải Phòng.

   - Nằm gần các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu khoáng sản, thị trường lớn của cả nước là Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

   - Nguồn lao động có số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu cả nước (lực lượng cán bộ có trình độ trên đại học chiếm 72,4% cả nước).

    - Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.

    - Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và có nhiều cơ sở công nghiệp có ý nghĩa toàn quốc.

    - Có lợi thế phát triển dịch vụ - du lịch dựa trên thế mạnh vốn có về - thế phát triển dịch vụ - tiềm năng du lịch tự nhiên độc đáo (vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, Đồ Sơn...) và tài nguyên văn hóa - lịch sử nổi tiếng của dân tộc ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh...

    * Ưu thế của vùng KTTĐ miền Trung.

    - Vị trí chuyển tiếp chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và các vùng phía Nam qua quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Thống Nhất; có các sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai và là cửa ngõ thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào.

    - Có các vịnh nước sâu như Chân Mây, Liên Chiểu, Dung Quất thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu, xây dựng khu công nghiệp lọc dầu, các khu công nghiệp tập trung.

    - Thế mạnh nổi bật của vùng là khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch; công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản.

   * Ưu thế của vùng KTTĐ phía Nam.

   - Bốn phía của vùng giáp với các không gian kinh tế đa dạng và phong phú.

     + Phía Đông là vùng biển rất giàu tiềm năng về dầu khí và hải sản.

     + Phía Tây là cửa ngõ giao lưu với Campuchia và Thái Lan.

     + Phía Bắc là Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ là hai vùng nguyên liệu lớn về cây công nghiệp, rừng và thủy sản.

     + Phía Nam là vùng Đồng bằng sông Cửu Long vựa lương thực – thực phẩm lớn nhất nước ta.

    - Tài nguyên thiên nhiên nổi trội nhất của vùng là dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa, chiếm phần lớn trữ lượng dầu khí của nước ta.

   - Tài nguyên đất, nước, khí hậu rất thuận lợi cho vùng phát triển cây công nghiệp.

   - Mạng lưới sông ngòi trong vùng (sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ...) có giá trị trong cung cấp nước, thủy điện và là những tuyến giao thông thủy quan trọng.

    - Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động tốt, là nơi tập trung đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật lớn nhất cả nước.

    - Người lao động trong vùng năng động, sớm tiếp xúc với nền kinh tế thị trường nên thích ứng nhanh với tiến trình đổi mới của đất nước.

    - Cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tốt và hoàn thiện nhất nước ta. Trong đó, mạng lưới giao thông đã hình thành tương đối tốt so với các vùng khác.

    - Vùng đã có được tiềm lực kinh tế mạnh nhất và trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

    2. Thực trạng phát triển kinh tế

    * Giống nhau

     - Tốc độ tăng trưởng nhanh và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của cả nước.

     - Mức đóng góp vào GDP cả nước của ba vùng lớn.

     - Có tác động mạnh mẽ tới các khu vực xung quanh.

     - Địa bàn tập trung phần lớn các khu công nghiệp và các ngành công nghiệp chủ chốt của cả nước.

     - Đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu cả nước và thu hút lớn vốn đầu tư nước ngoài.

     - Trong cơ cấu kinh tế của ba vùng, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất và đang tăng lên.

    * Khác nhau.

     - Vùng KTTĐ phía Nam phát triển nhất, sau đó là vùng KTTĐ phía Bắc, vùng KTTĐ miền Trung còn thấp kém, có thể thấy qua các chỉ tiêu so sánh sau:

      + Quy mô kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam lớn nhất so với hai vùng còn lại, năm 2007 gấp 1,7 lần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gấp 6,4 lần vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

      + Trong tổng GDP của cả nước năm 2007, vùng KTTĐ phía Nam chiếm tới 35,4%, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm 20,%; vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chiếm 5,6%.

       + GDP bình quân đầu người của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 25,9 triệu đồng/người cao hơn mức trung bình cả nước là 13,4 triệu đồng/người; cao hơn của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và miền Trung (17,2 và 10,1 triệu đồng/người).

        + Vùng KTTĐ phía Bắc và phía Nam là hai vùng có tốc độ thu hút và thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cao so với cả nước, vùng KTTĐ miền Trung thì thấp hơn nhiều.

      - Trong cơ cấu kinh tế của mỗi vùng:

        + Vùng KTTĐ phía Bắc và miền Trung, công nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ hơn so với dịch vụ, nhưng chênh nhau không lớn (chứng minh).

        + Vùng KTTĐ phía Nam, công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn hơn khá nhiều so với dịch vụ (chứng minh).

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 70

Câu 2:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 60

Câu 3:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 58

Câu 4:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 53

Câu 5:

a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 53

Câu 6:

a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.

Xem đáp án » 05/05/2024 53

Câu 7:

So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 52

Câu 8:

So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 51

Câu 9:

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.

Xem đáp án » 05/05/2024 49

Câu 10:

Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Xem đáp án » 04/05/2024 48

Câu 11:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.

Xem đáp án » 04/05/2024 46

Câu 12:

3. Làm rõ sự phân bố dân cư không đều đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và nêu hướng giải quyết.

Xem đáp án » 04/05/2024 46

Câu 13:

b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?

Xem đáp án » 05/05/2024 46

Câu 14:

Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 45

Câu 15:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.

Xem đáp án » 04/05/2024 45