Sử dụng tập Atlat Địa lí Việt Nam:
1. Hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp của miền núi và trung du Bắc Bộ.
Học sinh phải sử dụng các trang bản đồ: Vùng kinh tế Bắc Bộ, Địa chất - Khoáng sản, Dân cư và dân tộc, Công nghiệp.
1. Các ý chính phải phân tích được qua các bản đồ:
a. Thế mạnh
- Vị trí địa lí: Giáp phía nam Trung Quốc, Lào. Giáp vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Giáp Biển Đông. Thí sinh cần phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển công nghiệp của vùng (trong việc ung ứng nguyên, nhiên liệu, năng lượng, tiếp thu khoa học kĩ thuật, nguồn ao động lành nghề, tiêu thụ sản phẩm... ).
- Khả năng giao lưu với bên ngoài: bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không, đường thủy.
- Giàu tài nguyên thiên nhiên để phát triển cơ cấu công nghiệp.
- Các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng (đọc bản đồ chất - khoáng sản): than (Quảng Ninh), apatit (Yên Bái, Lào Cai), đóng (Lào Cai), thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang), bôxit (Cao Bằng, Lạng Sơn)...
- Nguồn thủy năng (trên sông Đà, sông Chảy... ), tài nguyên rừng, biển. Chú ý cả thế mạnh về việc phát triển một số loại nguyên liệu nông nghiệp chủ yếu cho công nghiệp chế biến nông sản (nhất là chè, thuốc lá và một số đặc sản có nguồn gốc cận nhiệt).
b. Hạn chế
- Vùng này đã được khai thác từ lâu nên tài nguyên bị cạn kiệt.
- Hạn chế về cơ sở hạ tầng, làm cho việc giao lưu trong và ngoài vùng còn khó khăn, nhất là với các vùng sâu, vùng xa, biên giới. .
- Là vùng sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người, có trình đô phát triển thấp.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm của hệ thống sông Hồng và sông Mê Công.
b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công lại điều hoà hơn chế độ nước sông Hồng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh tính phân hóa theo chiều Bắc – Nam của chế độ nhiệt và chế độ mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày sự phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở nước ta.