Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy so sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du và miền núi Bắc Bộ.
So sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du và miền núi Bắc Bộ.
1. Giống nhau
- Đều là miền núi và trung du.
- Có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày.
- Có truyền thống trồng cây công nghiệp.
- Đều chuyên môn hóa về cây công nghiệp, trước hết là cây công nghiệp dài ngày. Bên cạnh đó, cây công nghiệp hàng năm khá phổ biến.
2. Khác nhau
a. Tài nguyên thiên nhiên (xem Atlat)
- Địa hình: Đông Nam Bộ chủ yếu là đồi lượn sóng, thấp dưới 200m. Trung du – miền núi: đồi, núi thấp và trung bình, độ cao phổ biến 500 – 1000m.
- Đất đai: Đông Nam Bộ chủ yếu là đất phù sa cổ, feralit phát triển trên đá badan và đá macma. Trung du - miền núi chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá gơnai và đá mẹ khác.
- Khí hậu: Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm (khí hậu cận xích đạo). Trung du – miền núi có khí hậu nhiệt đới, mùa đông lạnh (có tính chất cận nhiệt đới).
b. Kinh tế – xã hội
- Trung du – miền núi có mật độ dân số thấp, nhiều dân tộc ít người. Cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ sở công nghiệp chế biến nhỏ bé.
- Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao hơn nhiều, tập trung nhiều lao động lành nghề, kĩ thuật cao. Cơ sở hạ tầng mạnh, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến.
c. Sản xuất cây công nghiệp
- Mức độ tập trung sản xuất: Đông Nam Bộ có mức tập trung rất cao. Trung du và miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung hóa thấp, sản xuất phân tản hơn.
- Hướng chuyên môn hóa: Đông Nam Bộ chủ yếu là các cây có nguồn gốc nhiệt đới, các cây ưa nhiệt khá điển hình (cao su, cà phê, điều, mía...). Trung du và miền núi Bắc Bộ lại chủ yếu là các cây có nguồn gốc cận nhiệt như chè, trẩu, sở, các cây đặc sản như hồi...
d. Vị trí của mỗi vùng trong sản xuất cây công nghiệp của đất nước:
Đông Nam Bộ là vùng có diện tích tự nhiên nhỏ nhưng là vùng chuyên canh cây công nghiệp trọng điểm số một; Trung du – miền núi có diện tích tự nhiên lớn nhất, nhưng là vùng trọng điểm cây công nghiệp đứng thứ ba.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.