Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng: ngay trong vùng kinh tế Nam Trung Bộ khí hậu cũng có sự phân hoá đa dạng.
1. Phân hoá Bắc – Nam
- Thể hiện qua các vùng khí hậu
+ Khí hậu nhiệt đới có mùa đông ấm.
+ Phía Nam khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm.
- Sự phân hoá thể hiện qua 2 biểu đồ khị hậu của Đà Nẵng và Nha Trang.
+ Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam
• Đà Nẵng tháng có nhiệt độ thấp nhất 21°C (hoặc 22°C).
• Nha Trang tháng có nhiệt độ thấp nhất 24°C (hoặc 25°C) (không cần nêu biên độ và tháng cao nhất).
+ Lượng mưa và tháng mưa cao nhất cũng khác nhau.
• Đà Nẵng có tổng lượng mưa cao hơn; tháng có lượng mưa cao nhất lên tới trên 600mm.
• Nha Trang có tổng lượng mưa thấp hơn; tháng có lượng mưa cao nhất chỉ khoảng 300mm.
(Học sinh có thể dùng biểu đồ Pleiku và Đà Lạt để chứng minh, cách chứng minh như trên).
2. Phân hoá Đông – Tây
Có thể so sánh từng cặp như Đà Nẵng và Pleiku, Nha Trang và Đà Lạt. Cũng có thể so sánh chung 2 biểu đồ khí hậu phía Đông với 2 biểu đồ khí hậu phía Tây như:
- Nhiệt độ
+ Đà Nẵng và Nha Trang: tháng thấp nhất cũng từ 21°C hoặc 22°C trở lên.
+ Pleiku và Đà Lạt: tháng thấp nhất từ 18°C (Pleiku), 16 °C hoặc 170 (Đà Lạt).
- Mưa
+ Tổng lượng mưa ở Pleiku cao hơn Đà Nẵng; Đà Lạt cao hơn Nha Trang.
+ Pleiku và Đà Lạt có mùa mưa từ tháng V đến tháng X; còn Đà Nẵng và Nha Trang có mùa mưa từ tháng IX đến tháng XII hoặc tháng I.
- Nguyên nhân do Trường Sơn lan gần sát Biển Đông.
3. Phân hoá theo độ cao
Tiêu biểu là 2 biểu đồ khí hậu Nha Trang và Đà Lạt.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ giảm theo độ cao.
+ Đà Lạt có tháng thấp nhất khoảng 16 – 17°C; không có tháng nào lên quá 20°C.
- Mưa:
+ Đà Lạt tuy nằm xa biển nhưng có tổng lượng mưa cao hơn ở Nha Trang. Vì Đà Lạt ở miền địa hình cao chắn gió nên mưa nhiều.
+ Mùa mưa
* Đà Lạt có mùa mưa kéo dài, mưa nhiều vào mùa hạ.
* Nha Trang mùa mưa ngắn; mưa nhiều vào thu – đông.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.