Đọc Atlat Địa lí Việt Nam và dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư và dân tộc ở vùng kinh tế Nam Trung Bộ (ranh giới vùng kinh tế Nam Trung Bộ lấy theo bản đồn trang 19, Atlat Địa lí Việt Nam).
- Xác định đúng ranh giới của vùng theo trang 19 Atlat: bao gồm Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; bắc giáp với vùng Bắc Trung Bộ, tây giáp với Lào và Campuchia, tây nam giáp Đông Nam Bộ, đông giáp Biển Đông.
Nhận xét và giải thích đặc điểm về sự phân bố dân cư.
+ Nhìn chung mật độ dân số thấp và không đều.
+ Dựa vào thang màu mật độ dân số trong bảng chú giải để nhận xét vùng thưa dân nhất là dưới 50 người/km”, vùng đông dân nhất 500 – 1000 người/km (dẫn chứng)
+ Phân bố: theo chiều đông tây: mật độ dân số thưa dần (dẫn chứng)
+ Kể tên các điểm dân cư là thành phố hoặc thị xã của vùng theo quy mô dân số (dựa vào bảng chú giải).
- Giải thích các đặc điểm về sự phân bố dân cư:
+ Mật độ có sự phân hóa vì ảnh hưởng của nhiều nhân tố: điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ...
+ Mật độ dân số cao ở phía đông nam, thưa hơn ở phía tây vì vùng đồng bằng duyên hải phía đông có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho sản xuất và cư trú, có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm hơn, còn phía tây là đổi núi và cao nguyên.
+ Các vùng có mật độ dân số cao hơn do tác động của các đô thị trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh.
+ Các đô thị phân bố dọc theo quốc lộ 1A (ven biển) và quốc lộ 14 trên Tây Nguyên.
- Nhận xét các đặc điểm về sự phân bố dân tộc:
+ Các dân tộc của hai vùng thuộc hai ngữ hệ chính là ngữ hệ Nam Á (nhóm Việt – Mường và nhóm Môn – Khơme), ngữ hệ Nam Đảo.
+ Ngữ hệ Nam Á: phân bố rộng
• Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường phân bố tập trung trên dải ven biển (đồng bằng và đồi thấp).
• Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mộn – Khơme: có diện phân bố rộng, chủ yếu ở phần lãnh thổ đồi núi và cao nguyên phía tây của vùng (Tây Nguyên).
+ Ngữ hệ Nam Đảo: phân bố tập trung ở phần lãnh thổ giữa vùng kéo dài từ tây sang đông (hoặc nói rõ từ giáp ven biển Phú Yên – Ninh Thuận sang biên giới phía tây).
+ Giải thích:
• Việt Mường ở dải ven biển (hay đồng bằng và đồi thấp) vì các hoạt động kinh tế gắn với nông nghiệp và khai thác biển, định cư sớm.
• Các nhóm còn lại có hoạt động kinh tế gắn với nông – lâm nghiệp (khai thác vùng đồi núi).
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?