1. Sử dụng các bản đồ Các miền tự nhiên (Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ) của Atlat Địa lí Việt Nam, vẽ lát cắt địa hình thẳng từ biên giới Việt Nam – Campuchia qua thành phố Buôn Ma Thuột, tới bờ Đông bán đảo Hòn Gốm theo tỉ lệ ngang 1: 2.000.000, tỉ lệ đứng 1:100.000.
2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm tự nhiên dọc theo lát cắt này.
1. Vẽ lát cắt địa hình theo yêu cầu:
- Vẽ có kĩ thuật và đẹp, phóng đúng tỉ lệ, ghi đủ thang chiều cao (m), thể hiện đủ và đúng các dạng địa hình.
- Ghi một số đối tượng địa lí tiêu biểu trên lát cắt: biên giới Việt Nam– Campuchia, sông Đắk Krông, TP Buôn Ma Thuột, cao nguyên Đắk Lắk, núi Vọng Phu, bán đảo Hòn Gốm.
Phân tích đặc điểm tự nhiên theo lát cắt:
- Vị trí: Lát cắt có hướng gần trùng đông – tây, chiều dài trên 200 km, chạy qua lãnh thổ các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Khánh Hòa, phần lớn trên đất liền, cắt qua vịnh Vân Phong và bán đảo Hòn Gốm.
- Địa chất: có nền địa chất phức tạp. Từ tây sang đông có các trầm tích tuổi Ty – J2, phần dưới là đá trầm tích biển, phần giữa là trầm tích lục địa nguyên, phần trên là các thành tạo lục địa; phun trào maphic tuổi Ng - Q1; các loại đá xâm nhập axít, tuổi trung tính PZ và K-K; cuội, cát sét kết và các thành tạo rời bở tuổi KZ cùng một số đứt gãy địa chất...
- Địa hình:
+ Có nhiều dạng địa hình khác nhau: cao nguyên, núi, đồng bằng, vịnh biển, bán đảo...
+ Khác biệt giữa phía đông và phía tây núi Vọng Phu (cao 2051m). Phía tây địa hình thoải, tương đối bằng phẳng và thấp dần về phía Campuchia, có cao nguyên Đắk Lắk cao trên 500m. Phía đông, địa hình dốc nhanh xuống đồng bằng hẹp ven biển và vịnh Vân Phong.
+ Đất: đất feralít trên các loại đá khác nhau chiếm diện tích lớn nhất; đất feralít trên đá ba dan tập trung ở khu vực Buôn Ma Thuột; đất phù sa đồng bằng và đất cát biển ở bán đảo Hòn Gốm. Ngoài ra còn có các loại đất khác trên núi Vọng Phu.
+ Khí hậu: nhiệt độ trung bình năm trên 20°C. Ở trên núi, nhiệt độ thấp hơn, do độ cao. Biên độ nhiệt giữa hai mùa không lớn. Lượng mưa trung bình năm 1600 – 2000 mm, riêng núi Vọng Phu trên 2000 mm, đồng bằng ven biển và bán đảo Hòn Gốm từ 1200 – 1600 mm. Phía tây núi Vọng Phu mưa nhiều vào các tháng V – 10; phía đông Vọng Phu, mưa nhiều vào các tháng IX – 11. Trong năm, có hai loại gió chủ yếu: gió đông bắc vào mùa đông và gió tây nam vào mùa hạ.
+ Sông ngòi: có sông Đắk Krông, sông Hinh.
+ Thực, động vật: có rừng lá rụng ở phía tây Vọng Phu và rừng thường xanh ở phía đông. Có nhiều loài động vật khác nhau thuộc khu hệ địa lí động vật Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ: voi, hươu, nai, bò tót, cá sấu...
+ Biển có vịnh Vân Phong.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.