Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích đặc điểm địa hình,sông ngòi, đất, thực động vật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
1. Vị trí địa lí của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Bắc: giáp cao nguyên Vân Quý (Trung Quốc).
- Tây: giáp Thượng, Trung Lào.
- Đông Bắc giáp miền Bắc và Đông Bắc Bộ. Ranh giới là sườn Tây thung lũng sông Hồng và rìa Tây Nam đồng bằng sông Hồng.
- Nam: giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ranh giới là dãy Bạch Mã.
- Đông: giáp Biển Đông.
2. Địa hình
- Có nhiều dạng địa hình khác nhau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi thấp, cao nguyên, thung lũng sâu, đồng bằng ven biển, cồn cát, đầm phá và các đảo ven bờ.
- Địa hình cao nhất Việt Nam. Núi đồi chiếm tỉ lệ lớn và phân bố chủ yếu ở phía tây bắc và phía tây. Đồng bằng tỉ lệ nhỏ phân bố ở duyên hải phía đông.
- Hướng nghiêng của địa hình theo hướng tây bắc đông nam (thể hiện theo lát cắt C → D).
- Có nhiều dãy núi chạy theo hướng tây bắc đông nam (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Tam Điệp), các dãy núi dọc theo biên giới Việt – Lào (dãy Pu Đen Đinh, Trường Sơn Bắc...). Phần lớn các dãy núi đều chạy từ cao nguyên Vân Quý và Thượng Lào. Một số dãy ăn lan ra sát biển như Hoành Sơn, Bạch Mã...
- Có nhiều núi cao trên 2000 m (kể tên), phân bố tập trung ở dãy Hoàng Liên Sơn và sát biên giới Việt– Lào, Việt – Trung. Đỉnh Phanxipăng cao 3143m, được coi là “nóc nhà của Việt Nam”.
- Có các cao nguyên: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu ở Tây Bắc. Ở Bắc Trung Bộ có khối núi đá vôi Kẻ Bàng rộng lớn, nơi có động Phong Nha là di sản thiên nhiên thế giới.
Xen giữa các dãy núi có các thung lũng sâu, vách đứng, tạo nên sự hiểm trở của địa hình (thể hiện qua lát cắt C - D). Có một số đèo (kể tên) cắt qua một số dãy núi.
- Các đồng bằng đều tập trung ở duyên hải (kể tên). Đồng bằng thấp, tương đối bằng phẳng, có nhiều núi sót, hẹp ngang, bị các dãy núi lan ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã) chia cắt thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Diện tích đồng bằng thu hẹp dần từ Thanh Hóa đến Bình Trị Thiên.
- Bờ biển tương đối bằng phẳng, ít vịnh, vũng, có các mũi đất nhô ra, nhiều cửa sông (kể tên), và cồn cát (điển hình là bờ biển tỉnh Quảng Bình). Bờ biển Thừa Thiên - Huế có dạng địa hình đầm phá khá độc đáo. Ven bờ có một số đảo nhỏ (kể tên).
3. Sông ngòi
- Mật độ sông ngòi dày đặc, có nhiều sông suối (kể tên các hệ thống sông).
- Hướng chảy chủ yếu: tây bắc – đông nam.
- Phần lớn chiều dài của các sông (đặc biệt ở Tây Bắc) nằm ở miền núi cao hiểm trở, nhiều thác ghềnh.
4. Đất
Có nhiều loại đất khác nhau
a. Miền núi
- Đất feralit trên các loại đá khác nhau chiếm diện tích lớn nhất và phân bố ở khắp các miền đồi núi.
- Đất feralit trên các loại đá vôi, chủ yếu trên cao nguyên Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.
- Rải rác ở Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị có đất feralit trên đá badan.
- Trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, biên giới Việt - Trung, Việt - Lào có các loại đất khác.
b. Đồng bằng: đất phù sa chiếm diện tích lớn nhất. Ngoài ra, có đất cát ven biển, đất phèn và đất mặn phân bố ở vùng cửa sông ven biển.
5. Thực động vật
- Phổ biến là rừng thường xanh, trảng cây bụi và trảng cỏ. Độ che phủ rừng ở Bắc Trung Bộ cao hơn Tây Bắc.
- Động vật phong phú, đa dạng.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.