Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh mạng lưới đô thị giữa hai vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
(Lưu ý: đối với Atlat Địa lí Việt Nam năm 2004 của nhà xuất bản Giáo dục, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thuộc trang bản đồ Vùng kinh tế Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên thuộc vùng kinh tế Nam Trung Bộ)
1. Giới thiệu khái quát về mỗi vùng
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Tây Nguyên
2. Giống nhau
- Đô thị của 2 vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.
- Mỗi vùng chỉ có một đô thị quy mô 20 – 50 vạn người (Thái Nguyên và Buôn Ma Thuột).
- Đều có chức năng:
+ Hành chính;
+ Công nghiệp;
+ Chức năng khác;
- Mạng lưới thưa thớt, phân tán.
3. Khác nhau
a. Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Tây Nguyên
- Về quy mô: tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ về quy mô dân số.
Cụ thể:
+ Có 1 đô thị từ 20 – 50 vạn dân (Thái Nguyên);
+ Có 3 đô thị từ 10 – 20 vạn dân (Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả);
+ Còn lại các đô thị khác dưới 10 vạn dân.
- Về phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là là loại 3– 4.
- Về chức năng: 4 đô thị có chức năng công nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả).
- Về phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng khác còn lại, mật độ đô thị thưa.
b. Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ).
- Về quy mô: số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể:
+ Có 1 đô thị từ trên 20 – 50 vạn dân (Buôn Ma Thuột);
+ Có 4 đô thị 10 – 20 vạn dân (Kon Tum, Pleiku, Đà Lạt, Bảo Lộc); + Duy nhất chỉ có Gia Nghĩa dưới 10 vạn dân.
- Về phân cấp có 2 đô thị loại 2 (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt), còn lại loại 3 và 4.
- Chức năng công nghiệp hạn chế, chỉ là các điểm công nghiệp, chưa có các trung tâm công nghiệp.
- Phân bố tương đối đồng đều hơn trên lãnh thổ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hủy chứng minh và giải thích đặc điểm phân hóa theo độ cao và hướng sườn của khí hậu nước ta.