Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất nước ta và giải thích.
1. Phân tích
a) Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Có hình rẻ quạt bắt đầu từ Hà Nội.
- Từ Hà Nội tỏa đi các hướng với chuyên môn hóa khác nhau:
+ Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả.
+ Hà Nội – Bắc Giang.
+ Hà Nội – Thái Nguyên.
+ Hà Nội – Việt Trì – Phú Thọ.
+ Hà Nội – Hòa Bình.
+ Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa.
- Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp:
+ Hà Nội và Hải Phòng (10 – 50 nghìn tỉ đồng/ trung tâm) với cơ cấu ngành đa dạng (kể tên cơ cấu ngành của mỗi trung tâm).
+ Các trung tâm cỡ trung bình (3 – 9,9 nghìn tỉ đồng/ trung tâm) (Bắc Ninh, Việt Trì, Phúc Yên...) với cơ cấu ngành ít hơn.
+ Các trung tâm còn lại (1 – 2,9 nghìn tỉ đồng/trung tâm) (Bắc Ninh Hà Đông, Hải Dương, Nam Định...) ít ngành.
b. Đông Nam Bộ
- Hình thành một dải công nghiệp (nêu cụ thể)
- Tam giác công nghiệp với các trung tâm:
+ TP Hồ Chí Minh: lớn nhất cả nước, quy mô trên 50.000 nghìn tỉ đồng, nhiều ngành nhất (kể tên các ngành).
+ Biên Hòa: quy mô lớn (10 – 50 nghìn tỉ đồng), cơ cấu khá đa dạng (kể tên các ngành)
+ Vũng Tàu: quy mô lớn (10 – 50 nghìn tỉ đồng), cơ cấu khá đa dạng (kể tên các ngành).
+ Thủ Dầu Một: quy mô nhỏ (3 – 3,9 nghìn tỉ đồng).
2. Giải thích
a. Đồng bằng sông Hồng và các vùng phụ cận.
- Vị trí thuận lợi, nằm ngay trong vùng trọng điểm kinh tế, có Hà Nội là thủ đô.
- Gần các khu vực tập trung tài nguyên (như khoáng sản) và nằm trong vùng dồi dào nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. – Dân cư lao động có tay nghề.
- Có lịch sử khai thác lâu đời.
b. Đông Nam Bộ
- Vị trí thuận lợi, nằm trongvùng trọng điểm kinh tế phía Nam, giáp với Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ. – Dân cư đông, thị trường rộng lớn, lao động có tay nghề.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật lớn nhất cả nước.
(Lưu ý: có thể kết hợp giữa phân tích và giải thích)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa về sông ngòi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích sự phân hóa lượng mưa ở nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa) của nước ta.
a Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và Tải thích chế độ mưa ở nước ta.
a. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố trâu, bò, lợn ở nước ta.
So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và ùng núi Trường Sơn Nam.
Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
b. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương tác động đến khí hậu nước ta như thế nào?
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí hậu.
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư của nước ta theo lãnh thổ.
Hãy nêu đặc điểm vị trí địa lý nước ta. Đặc điểm đó đã tác động như thế nào đến đặc điểm tự nhiên và việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng ở nước ta.