Bộ 20 đề thi Học kì 1 Sinh học 9 có đáp án(Đề 7)
-
10218 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án C
Nhiễm sắc thể (NST) trong các tế bào sinh dưỡng luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng
Câu 2:
Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào
Đáp án D
Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì trung gian.
Câu 3:
Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là
Đáp án B
Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là đột biến đa bội thể.
Câu 4:
Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng
Đáp án A
Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng có thể bằng 16.
Câu 5:
Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là
Đáp án C
Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là 47 chiếc
Câu 6:
Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định?
Đáp án A
Mức phản ứng của cơ thể do kiểu gen của cơ thể quy định
Câu 7:
Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau: P: thân đỏ thẫm × thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% xanh lục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai bên trong các câu thức lai sau đây:
Đáp án D
F1 phân li theo tỷ lệ: 3 đỏ thẫm : 1 xanh lục → F1 có 4 tổ hợp → Bố mẹ dị hợp 1 cặp gen
P: Aa × Aa
Câu 8:
Tính trạng là
Đáp án D
Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể
Câu 9:
Cho NST ban đầu và NST sau khi bị biến đổi cấu trúc có trình tự các đoạn như sau, xác định dạng đột biến
ABCDE.FGH → ADCBE.FGH
Đáp án C
NST bị đột biến đảo đoạn BCD thành DCB.
Câu 10:
Thường biến là
Đáp án B
Thường biến là sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.
Câu 11:
Định luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về hai cặp tính trạng khác nhau như thế nào?
Khác nhau:
Phân li độc lập |
Di truyền liên kết |
Sự di truyền của cặp tính trạng này là độc lập với sự di truyền của cặp tính trạng kia |
Sự di truyền của các cặp tính trạng gắn liền với nhau |
Các cặp gen alen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau |
Các cặp gen alen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST đồng dạng và nằm gần nhau |
Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong quá trình giảm phân và thụ tinh |
Có sự phân li cùng nhau về 1 giao tử của các gen cùng nằm trên 1NST đơn |
Tăng biến dị tổ hợp làm sinh vật đa dạng |
Hạn chế biến dị tổ hợp, tạo điều kiện di truyền đồng bộ các nhóm tính trạng tốt cho thế hệ sau. |
Câu 12:
Tại sao người ta phải dùng phương pháp nghiên cứu phả hệ để nghiện cứu sự di truyền một số tính trạng ở người?
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát).
Nghiên cứu di truyền ở người gặp phải những khó khăn như: người sinh sản chậm và đẻ ít con, vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến.
Do vậy, các nhà nghiên cứu phải dùng phương pháp phả hệ vì: Phương pháp này đơn giản dễ thực hiện nhưng cho hiệu quả cao. Có thể ứng dụng để dự đoán xác suất mắc bệnh ở đời sau.
Câu 13:
Một phân tử ADN có 75000 vòng xoắn và có số nuclêôtit loại xitôzin chiếm 35% tổng số nuclêôtit. Xác định:
Chiều dài của phân tử ADN nói trên
Phương pháp giải:
Mỗi vòng xoắn của gen có 20 nuclêôtit
Công thức tính chiều dài phân tử ADN là Å
Theo nguyên tắc thì bổ sung, A=T, G=X và A+G = 50%N
Công thức tính khối lượng phân tử ADN là M = N × 300 đvC
Giải chi tiết:
Số nuclêôtit của gen là: 75000 × 20 = 1500000 nuclêôtit
Chiều dài phân tử ADN là: 1500000/2 × 3,4 = 2550000 Å = 255μm
Câu 14:
Một phân tử ADN có 75000 vòng xoắn và có số nuclêôtit loại xitôzin chiếm 35% tổng số nuclêôtit. Xác định:Số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử ADN
Phương pháp giải:
Mỗi vòng xoắn của gen có 20 nuclêôtit
Công thức tính chiều dài phân tử ADN là Å
Theo nguyên tắc thì bổ sung, A=T, G=X và A+G = 50%N
Công thức tính khối lượng phân tử ADN là M = N × 300 đvC
Giải chi tiết:
Theo đề bài, X = 35% tổng số nuclêôtit
Mà theo nguyên tắc bổ sung, A=T, G=X và A+G = 50%N
→ G = X = 35×1500000/100 = 525000 nuclêôtit
A = T = 50% - 35% = 15%
nuclêôtit
Câu 15:
Một phân tử ADN có 75000 vòng xoắn và có số nuclêôtit loại xitôzin chiếm 35% tổng số nuclêôtit. Xác định: Khối lượng của cả phân tử ADN, cho biết rằng khối lượng trung bình của mỗi nuclêôtit là 300 đơn vị cacbon.
Khối lượng phân tử ADN là: M = 1500000 × 300 = 4,5.108 đvC