Đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)
-
4496 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
- Chết trong còn hơn sống đục.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Thương người như thể thương thân.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào? Trình bày khái niệm của thể loại văn học đó.
- Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại tục ngữ về kinh nghiệm sống, phẩm chất, đạo đức sống.
- Khái niệm tục ngữ: là những câu nói ngắn gọn, đúc rút kinh nghiệm của dân gian, của nhân dân lao động sản xuất về lối sống, về đời sống và kinh nghiệm sản xuất, trồng trọt. Tục ngữ có hình thức ngắn gọn, súc tích, có thể truyền miệngCâu 2:
Câu 3:
- Câu 1: biện pháp so sánh qua từ "hơn". Chết trong vinh quang, trong sạch còn hơn sống trong tội lỗi, bẩn thỉu
- Câu 2: biện pháp ẩn dụ qua từ "đói, sạch, rách, thơm". Dù trong hoàn cảnh nào thì con người cũng cần sống trong trong sạch, giữ gìn nhân phẩm của chính bản thân mình
- Câu 3: biện pháp so sánh "như". Ta cần yêu thương người khác như yêu thương chính mình
- Câu 4: Biện pháp liệt kê và biện pháp điệp ngữ "học". Con người cần học nhiều thứ và học từ những thứ cơ bản trở điCâu 4:
Câu 5:
Tìm 2 câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở câu trên.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Chết vinh còn hơn sống nhục,…Câu 6:
HS giải thích và trình bày ý nghĩa câu tục ngữ.
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.
Gợi ý:
- Giải thích: câu tục ngữ nhắc nhở người ta phải học hỏi nhiều điều trong cuộc sống, xã hội thực tế để hoàn thiện bản thân. Học ăn học nói là học cách ăn uống hợp vệ sinh, nói năng lịch sự, rõ ràng, học gói, học mở là thể hiện sự thành thạo, khéo léo.
- Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, giản dị nhưng ẩn chứa bài học về cách ứng xử sao cho chuẩn mực của con người trong cuộc sống.