Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Văn Đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án

Đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 10)

  • 4498 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

Xác định phương thức biểu đạt chính của câu tục ngữ. Trình bày hiểu biết của em về câu tục ngữ.

Xem đáp án

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

- Câu tục ngữ: Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc nên đêm tháng năm ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng". - Vào tháng 12 (tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa Mặt Trời nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài.

Câu 2:

Chỉ ra nét đặc sắc nghệ thuật và tác dụng của nó trong câu tục ngữ trên.
Xem đáp án

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Phép đối: đêm >< ngày; Sáng >< tối

+ Biện pháp tự từ: nói quá

- Tác dụng:

+ Làm cho câu có nhạc điệu,dễ nhớ ,dễ thuộc

+ Làm cho câu thêm sinh động và đặc sắc.

Câu 3:

Kinh nghiệm được rút ra ở đây là gì? Theo em, kinh nghiệm đó có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta ngày nay?
Xem đáp án

- Kinh nghiệm được rút ra:

+ Vào mùa hè(tháng năm): đêm ngắn ,ngày dài

+ Vào mùa đông(tháng mười): đêm dài ,ngày ngắn

=> Kinh nghiệm đó giúp con người sắp xếp thời gian cho hợp lý với công việc của mình.

Câu 4:

Chép thêm hai câu tục ngữ có cùng chủ đề.
Xem đáp án

- Tháng bảy kiến bò chỉ lộ lại lụt

- Tấc đất tấc vàng

- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

-…

Câu 5:

Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) phân tích một tục ngữ em vừa tìm được ở câu trên.

Xem đáp án

HS phân tích một tục ngữ vừa tìm được.

- Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

- Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Ví dụ:

“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa”:

- Ngày nào đêm trước trời nhiều sao, sẽ nắng, ít sao, sẽ mưa.

- Trời nhiều sao thì ít mây, do đó sẽ nắng. Ngược lại trời ít sao sẽ nhiều mây, thường có mưa. Đây là kinh nghiệm nên nên không phải hôm nào trời ít sao cũng mưa…

- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.

Câu 6:

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi.

Xem đáp án

I. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề “vứt rác bừa bãi”

II. Thân bài

1. Nêu vấn đề

- Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ. Gây nên ô nhiễm môi trường.

- Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc.

- Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào.

2. Thực trạng

- Bởi hành động vứt rác bừa bãi và cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng

- Những khu du lịch, du khách tiện đâu vứt đó, không quan tâm đến địa điểm hay mức độ của nó.

- Ngay cả trên xe buýt, thùng rác ngay bên cạnh cũng không thèm vứt vào

3. Nguyên nhân

- Do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống

- Thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác.

- Việc xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên.

4. Tác hại

- Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người.

- Vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan sinh thái, các khu du lịch hay danh lam thắng cảnh.

- Gây tổn hại tiền của cho nhà nước.

- Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại.

5. Biện pháp

- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng.

- Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh,...

- Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi.

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về “vứt rác bừa bãi”

- Tuyên truyền và động viên mọi người trong việc bảo vệ môi trường.

Bắt đầu thi ngay