Đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
-
4502 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Có con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ… nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Văn bản trên thuộc loại truyện gì?
Câu 2:
Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 3:
- Khi sống dưới giếng: Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể
- Khi lên bờ ếch: nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹpCâu 4:
Câu chuyện liên quan đến thành ngữ dân gian như: Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta.
→ Ý nghĩa: chỉ những kẻ tự mãn, luôn coi mình là thứ nhất, thiếu hiểu biết, không chịu nhìn nhận thế giới xung quanh nên khi đi ra ngoài mới biết bản thân mình chả là gì cả.Câu 5:
Câu 6:
Từ bài học rút ra ở văn bản, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tính tự ti và tự phụ.
HS trình bày suy nghĩ của mình về tính tự ti và tự phụ.
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.
Gợi ý:
- Giải thích
+ Tự ti là gì? (Thiếu tự tin vào bản thân, sống mặc cảm, thu mình).
+ Tự phụ là gì? (Kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, luôn cho mình là nhất, là đúng mà coi thường mọi người xung quanh).
- Phân tích, bàn luận
+ Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của tự ti.
+ Biểu hiện, nguyên nhân và tác hại của tự phụ.
- Ý kiến đánh giá về tự tỉ và tự phụ
- Cách khắc phục.Câu 7:
Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
- Giới thiệu đôi nét về nhân vật.
- Giới thiệu sự việc liên quan đến nhân vật.
- Kể diễn biến của sự việc, lưu ý sử dụng yếu tố miêu tả.
- Nêu ý nghĩa của sự việc.
- Nêu suy nghĩ và ấn tượng của em về sự việc