Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án (Đề 2)
-
138 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau?
D. Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.
Câu 3:
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Hãy biết quý trọng những người bình thường.
Câu 4:
Các danh từ riêng dưới đây đều chưa được viết hoa, em hãy phát hiện và viết lại cho đúng:
Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải dãy núi trác nối liền với dãy núi đại huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi giữa hai dãy núi là nhà bác hồ.
Sửa:
Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xóa. Nhìn sang phải dãy núi Trác nối liền với dãy núi Đại Huệ xa xa. Trước mặt chúng tôi giữa hai dãy núi là nhà Bác Hồ.
Câu 5:
Em hãy xếp các từ được gạch chân vào các nhóm thích hợp:
Nhưng chính chuồn chuồn kim lại dẫn đường cho Mai đến với khu vườn kì diệu. Cơn mưa buổi sáng đã gột sạch bụi bặm trên những tàu lá. Những đốm nắng vàng đậu trên thảm cỏ, mấy con bọ ngựa màu xanh đang ngủ say trên tàu lá chuối, vài con cánh cam vừa cựa mình, hai con bướm trắng đang khẽ rung đôi cánh mềm mại như sắp sửa bay lên.
(Theo Dương Hằng)
- Danh từ chỉ người:
- Danh từ chỉ vật:
- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên:
- Danh từ chỉ người: Mai
- Danh từ chỉ vật: chuồn chuồn kim, vườn, bọ ngựa, cánh cam, bướm
- Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: mưa, nắng
Câu 6:
Em hãy gạch chân dưới các động từ trong câu sau:
Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị – nơi có nhiều mầm non vừa nhú. |
Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị – nơi có nhiều mầm non vừa nhú.
Câu 7:
a) Tìm các danh từ chỉ con vật và đồ vật trong bức tranh trên:
b) Đặt một câu kể với danh từ chỉ con vật vừa tìm được:
a) - Danh từ chỉ con vật: con trâu
- Danh từ chỉ đồ vật: cái nón, cây sáo, quần áo
b) Trên triền đê, đàn trâu đang thung thăm gặm cỏ.
Câu 8:
Nghe – viết
TUỔI NGỰA
(Trích)
Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách bể
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.
Xuân Quỳnh
Chính tả
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
Câu 9:
Tập làm văn
Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực.
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bài văn, kể lại một câu chuyện về lòng trung thực, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu về câu chuyện mà em muốn kể: “Một người chính trực”.
Triển khai:
- Theo chuyện kể, năm đó khi vua Lý Anh Tông qua đời đã để lại di chiếu yêu cầu Tô Hiến Thành phò tá Thái tử Long Càn lên ngôi vua.
- Tuy nhiên mẹ của hoàng tử Long Xưởng là Chiêu Linh thái hậu đã đem rất nhiều vàng bạc, châu báu đến hối lộ ông. Tô Hiến Thành hoàn toàn không lung lay.
- Bốn năm sau đó, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng.
- Khi Đỗ thái hậu hỏi về người sẽ thay thế cho Tô Hiến Thành sau khi ông mất, thì ông liền tiến cử Trần Trung Tá. Dù Vũ Tán Đường ngày ngày ra vào chăm sóc ông chu đáo.
Kết thúc
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện đó.
- Bài học rút ra từ câu chuyện đó.
Bài làm tham khảo
Tô Hiến Thành là một nhân vật lịch sử vô cùng nổi tiếng về lòng trung thực. Câu chuyện “Một người chính trực” chính là câu chuyện nói về phẩm chất cao quý ấy của của ông.
Theo chuyện kể, năm đó khi vua Lý Anh Tông qua đời đã để lại di chiếu yêu cầu Tô Hiến Thành phò tá Thái tử Long Cán lên ngôi vua. Tuy nhiên mẹ của hoàng tử Long Xưởng là Chiêu Linh thái hậu đã đem rất nhiều vàng bạc, châu báu đến hối lộ Tô Hiến Thành, nhằm mong muốn ông thay đổi khẩu dụ. Tuy nhiên, Tô Hiến Thành hoàn toàn không lung lay, vẫn nhất quyết làm theo lời vua dặn dò.
Bốn năm sau đó, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Hằng ngày có một viên quan là Vũ Tán Đường ngày ngày ra vào chăm sóc ông chu đáo. Còn Trần Trung Tá thì do bận việc triều chính nên ít đến thăm nom. Tuy nhiên dù như vậy, thì khi Đỗ thái hậu hỏi về người sẽ thay thế cho Tô Hiến Thành sau khi ông mất, thì ông lại tiến cử Trần Trung Tá. Bởi với ông, người tài giỏi hơn, có thể giúp nước giúp dân mới xứng đáng với vị trí đó. Chứ không phải là một người giỏi chăm sóc người bệnh.
Qua hai mẩu chuyện đó, em rất hiểu và khâm phục tấm gương trung thực, thẳng thắn của Tô Hiến Thành. Ông chính là tấm gương sáng cho con cháu đời sau học tập và noi gương.