IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án (Đề 3)

  • 129 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trận động đất năm 1989 tại Ác-mê-ni-a, trong vòng 4 phút đã làm chết bao nhiêu người?

Xem đáp án

D. Hơn 30 000 người.


Câu 2:

Điều gì khiến người cha quyết tìm kiếm bằng được con trai?

Xem đáp án

B. Ông nhớ lời hứa: “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con”.


Câu 3:

Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về vẻ đẹp của tình cha con?

Xem đáp án

A. Đó là vẻ đẹp của tình yêu thương mãnh liệt.


Câu 5:

Gạch chân vào động từ có trong đoạn văn sau:

Cây mai tứ quý là món quà bố mẹ em tặng ông ngoại. Ông trồng cây mai trước sân. Thân cây thẳng. Tán cây tròn, xòe rộng. Mai tứ quý nở hoa suốt bốn mùa.

Xem đáp án

Cây mai tứ quý là món quà bố mẹ em tặng ông ngoại. Ông trồng cây mai trước sân. Thân cây thẳng. Tán cây tròn, xòe rộng. Mai tứ quý nở hoa suốt bốn mùa.


Câu 6:

Cho các từ: quần áo, giày, thông minh, mũ. Em hãy chỉ ra từ không cùng nhóm với các từ còn lại và đặt câu với từ đó:
Xem đáp án

- Từ không cùng nhóm với các từ còn lại: thông minh.

- Đặt câu: Cu Quân – hàng xóm nhà tôi là một đứa trẻ thông minh.


Câu 7:

Tìm 5 danh từ chung theo mỗi yêu cầu sau: 

a. Trong mỗi từ đều có tiếng “sông”:

b. Trong mỗi từ đều có tiếng “mưa”:

Xem đáp án

a. 5 danh từ có tiếng “sông” là: dòng sông, cửa sông, khúc sông, nước sông, sông cái.

b. 5 danh từ có tiếng “mưa” là: cơn mưa, trận mưa, nước mưa, mưa rào, mưa xuân.


Câu 8:

Nghe – viết 

VỆT PHẤN TRÊN MẶT BÀN

(Trích)

Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một bạn gái có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với “người hàng xóm” mới thật vui vẻ.

Theo Nguyễn Thị Kim Hòa

Xem đáp án

Chính tả 

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.


Câu 9:

Tập làm văn

Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu.

Xem đáp án

 Luyện tập 

- Trình bày dưới dạng một bài văn, kể lại một câu chuyện về lòng nhân hậu, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bày xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

Mở đầu:

- Giới thiệu về câu chuyện mà em muốn kể: “Người ăn xin”.

Triển khai:

- Câu chuyện mở đầu với cảnh một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt.

- Ông lão quá đáng thương khiến trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn.

- Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng không có gì để cho ông lão.

- Cậu bé rất áy náy, cậu đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và an ủi ông.

- Tuy vậy ông lão vẫn rất cảm kích trước tấm lòng của cậu bé.

Kết thúc

- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về câu chuyện đó.

- Bài học rút ra từ câu chuyện đó.

Bài làm tham khảo

Em đã được nghe rất nhiều những câu chuyện nổi tiếng về lòng nhân hậu nhưng em ấn tượng nhất là câu chuyện “Người ăn xin”.

Câu chuyện mở đầu với cảnh một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông siết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

- Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì.

Mỗi lần đọc câu chuyện “Người ăn xin” em lại thấy rưng rưng xúc động trước tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm, thương xót của cậu bé trước mảnh đời bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. Qua đó em cũng rút ra được bài học cho bản thân, bài học ứng dụng trong cuộc sống về tấm lòng nhân hậu.


Bắt đầu thi ngay