Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án (Đề 11)
-
108 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vì sao anh học sinh quân không để Lê-nin đi qua trạm gác?
A. Vì Lê-nin không có giấy ra vào.
Câu 2:
Vì sao khi nghe anh học sinh quân xin lỗi, trong khóe mắt Lê-nin lại “lấp lánh những ánh lửa tươi vui”?
B. Vì thấy anh học sinh quân đã chấp hành pháp lệnh rất nghiêm túc.
Câu 3:
Câu chuyện muốn nói lên điều gì là chủ yếu?
B. Lê-nin rất tôn trọng nội quy chung.
Câu 4:
Em hãy xác định câu chủ đề của đoạn sau:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đóm con gà, con chó cũng vàng mượt.
- Câu chủ đề là: “Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau.”
Câu 5:
Dựa vào các bức tranh sau, em hãy đặt câu có sử dụng trạng ngữ:
a)
b)
a) Dưới ao, đàn vịt đang tung tăng bơi lội.
b) Trong bếp, mẹ đang nấu ăn.
Câu 6:
Em hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các ô trống sau:
|
|
Sở Giáo dục và đào tạo |
|
|
Nhà xuất bản Kim Đồng |
|
|
Hội bảo trợ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh |
|
|
Hội chữ thập đỏ Việt Nam |
S |
|
Sở Giáo dục và đào tạo |
Đ |
|
Nhà xuất bản Kim Đồng |
S |
|
Hội bảo trợ trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh |
S |
|
Hội chữ thập đỏ Việt Nam |
Câu 7:
Em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 4 – 6 câu) về ước mơ của em:
Tên của tôi là Nguyễn Minh Anh. Sở thích lúc rảnh rỗi của tôi là đọc sách. Cuốn sách mà tôi yêu thích nhất là Hoàng tử bé. Tôi mong muốn sau này khi lớn lên trở thành một nhà văn nổi tiếng. Để đạt được ước mơ của mình, tôi luôn cố gắng học thật chăm chỉ. Tôi tin rằng mình sẽ thực hiện được ước mơ này.
Câu 8:
Nghe – viết
TỨC CẢNH PÁC BÓ
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Hồ Chí Minh
Chính tả
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
Câu 9:
Tập làm văn
Em hãy viết bài văn miêu tả cây bàng ở sân trường em.
Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bài văn, miêu tả cây bàng ở sân trường em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Mở đầu:
- Giới thiệu cây bàng trên sân trường em.
Triển khai:
- Tả bao quát về cây bàng: (1) Từ xa nhìn lại trông cây như một ngọn nến xanh khổng lồ đứng giữa sân trường. (2) Chẳng biết cây đứng đó từ bao giờ, nhưng nhìn vào những lớp vỏ cây sần sùi chắc hẳn cây cũng rất nhiều tuổi rồi. (3) Thân cây to, vỏ cây màu nâu sậm, xù xì nhìn chắc nịch, vững chãi.
- Miêu tả chi tiết về cây bàng: (1) Bàng có nhiều rễ dài loằng ngoằng nối đuôi nhau cắm xuống đất. (2) Tán bàng xum xuê, những cành bàng khẳng khiu. (3) Cây bàng có rất nhiều lá, mỗi lá trông như chiếc quạt nhỏ. (4) Mỗi khi mùa đông đến, cây bàng rụng hết lá, chỉ trơ lại những cành khẳng khiu; khi mùa xuân tới, cây bàng bung xoè ra những lộc non xanh biếc. (5) Mùa thu tới cây bàng lại khoác lên mình chiếc áo vàng. (6) Quả bàng khi chưa chín sẽ có màu xanh thẫm, ăn có vị chát; khi chín nó sẽ có màu vàng, mùi rất thơm.
- Ý nghĩa của cây bàng: (1) Đối với học sinh chúng em, quả bàng như một món quà mà cây đã giành tặng. (2) Mỗi giờ ra chơi đến, chúng em thường vui chơi dưới gốc cây bàng, biết bao nhiêu trò chơi như bắn bi, nhảy dây...
Kết thúc
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cây bàng đó.
Bài làm tham khảo
Trên sân trường em có rất nhiều loại cây xanh toả bóng mát, mỗi cây lại có những vẻ đẹp khác nhau. Nhưng em vẫn thích nhất là cây bàng trước cửa lớp em.
Từ xa nhìn lại trông cây như một ngọn nến xanh khổng lồ đứng giữa sân trường. Chẳng biết cây đứng đó từ bao giờ, nhưng nhìn vào những lớp vỏ cây sần sùi chắc hẳn cây cũng rất nhiều tuổi rồi. Thân cây to, vỏ cây màu nâu sẫm, xù xì nhìn chắc nịch, vững chãi.
Cây bàng là loại cây rễ cọc, có rất nhiều rễ dài loằng ngoằng nối đuôi nhau cắm xuống đất. Rễ cây to, ăn sâu xuống đất hút chất dinh dưỡng nuôi cây và giúp cho cây đứng vững.
Tán bàng xum xuê bởi những cành bàng khẳng khiu chĩa từ thân cây ra. Cây bàng có rất nhiều lá, mỗi lá trông như chiếc quạt nhỏ, hễ có cơn gió thổi qua, những chiếc lá rung rinh như đang mời gọi chúng em tới chơi cùng.
Cây bàng vào mỗi mùa lại mang một dáng vẻ và một màu sắc khác nhau. Mỗi khi mùa đông đến, cây bàng rụng hết lá, chỉ trơ lại những cành khẳng khiu, nhưng khi mùa xuân tới, với sự sưởi ấm của nắng xuân và mưa nhỏ, cây bàng bung xoè ra những lộc non xanh biếc. Những chiếc lộc non ấy, sẽ trở thành những chiếc lá màu xanh thẫm vào mùa hạ, những chiếc lá như nhuộm xanh cả khoảng trời. Mùa thu tới cây bàng lại khoác lên mình chiếc áo vàng, cây dần thay lá để chờ mùa đông tới.
Lấp ló trong những tán lá là những chùm quả bàng. Quả bàng khi chưa chín sẽ có màu xanh thẫm, ăn có vị chát. Nhưng khi chín nó sẽ có màu vàng, mùi rất thơm. Đối với học sinh chúng em, quả bàng như một món quà mà cây đã giành tặng. Mỗi giờ ra chơi đến, chúng em thường vui chơi dưới gốc cây bàng, biết bao nhiêu trò chơi như bắn bi, nhảy dây...
Cây bàng vẫn đứng đó chứng kiến sự trưởng thành của nhiều thế hệ học sinh. Em rất yêu quý cây bàng này, em sẽ chăm sóc để cây luôn tươi tốt.