IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều có đáp án (Đề 5)

  • 101 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sơn có ao ước gì? 

Xem đáp án

A. Được đi trên con đường xuống huyện.


Câu 2:

 Trên đường xuống huyện, thầy Văn nói những gì?

Xem đáp án

D. Giải thích về con đường và luật giao thông. 


Câu 3:

Theo em, đôi bạn trong câu chuyện này là ai?

Xem đáp án

D. Hai ý A và B


Câu 5:

Em hãy viết trạng ngữ phù hợp vào chỗ chấm và cho biết đó trạng ngữ gì? 

a) ..................., cây cối đâm chồi nảy lộc.

b) ..................., đàn cá đang tung tăng bơi lội.

Xem đáp án

a) Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.

- Trạng ngữ: “Mùa xuân” là trạng ngữ chỉ thời gian.

b) Dưới ao, đàn cá đang tung tăng bơi lội.

- Trạng ngữ: “Dưới ao” là trạng ngữ chỉ nơi chốn.


Câu 6:

Em hãy đặt một câu có vị ngữ nêu đặc điểm

Xem đáp án

Làn da của chị Gia Hân trắng sáng, mịn màn như da em bé.


Câu 7:

Viết đoạn văn ngắn (từ 4 – 6 câu) nêu lí do em yêu thích một câu chuyện, trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép:

Xem đáp án

Một câu chuyện mà em rất thích là “Cây tre trăm đốt”. Em yêu thích câu chuyện này vì nó mang đến cho em những bài học ý nghĩa về lòng kiên nhẫn, sự cần cù và đoàn kết. Em hiểu rằng sự kiên nhẫn và sự cần cù sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, lòng đoàn kết và hợp tác cùng nhau làm việc sẽ giúp chúng ta đạt được thành công lớn hơn.


Câu 8:

Nghe – viết 

CON SÓNG LAN XA

(Trích)

Cô bé không đáp lời, nhìn ra mặt hồ xa xa. Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng. Những cơn gió lạnh nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ. Đàn vịt vẫn nhởn nhơ trôi. Chúng không ngờ một tai hoạ đường rình rập chúng.

Theo Lê Minh

Xem đáp án

Chính tả 

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.


Câu 9:

Tập làm văn

Em hãy viết bài văn miêu tả cây phượng ở sân trường em.

Xem đáp án

Luyện tập 

- Trình bày dưới dạng một bài văn, miêu tả cây phượng ở sân trường em, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Gợi ý chi tiết:

Mở đầu:

- Giới thiệu cây phượng trên sân trường em.

Triển khai:

- Tả bao quát về cây phượng: (1) Trông từ xa, phượng ta như một chàng hiệp sĩ hiên ngang. (2) Cây đã già lắm rồi. 

- Miêu tả chi tiết về cây phượng: (1) Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc. (2) Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. (3) Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. (4) Những đóa hoa phượng đỏ rực. (5) Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. (6) Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây.

- Tả hoạt động của con người bên cây phượng: (1) Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. (2) Em thường kể những câu chuyện về ông cho các em nhỏ trong xóm cùng nghe.

- Ý nghĩa của hoa phượng: (1) Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. (2) Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Kết thúc

- Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với cây phượng.

Bài làm tham khảo

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đóa hoa đỏ thắm.

Trông từ xa, phượng ta như một chàng hiệp sĩ hiên ngang. Cây đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi.  Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm bóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đóa hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xóa đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Nó đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.


Bắt đầu thi ngay