Thứ sáu, 10/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Văn Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)

  • 3180 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Hãy cho biết phong thái của tác giả qua hai câu thơ đầu.
Xem đáp án
Phong thái của tác giả qua hai câu đầu: Tác giả dạo chơi, ngắm cảnh thiên nhiên với phong thái ung dung, thư thái.

Câu 4:

Anh/chị nhận xét gì về cảnh thiên nhiên của biển Bạch Đằng được miêu tả trong bài thơ?
Xem đáp án

Thiên nhiên của biển Bạch Đằng được miêu tả trong bài thơ:

- Hiểm trở, hoang sơ và hùng vĩ.

- Cảnh thiên nhiên in đậm dấu vết lịch sử những cuộc đấu tranh của dân tộc.

Câu 5:

Nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu luận.

Xem đáp án

Tác dụng của phép đối trong hai câu luận:

- Phép đối: Quan hà - hào kiệt, trời - đất.

-Tác dụng:

+ Ca ngợi và tự hào núi sông hiểm trở, dân tộc Đại Việt có nhiều anh hùng hào kiệt với những chiến công lẫy lừng bảo vệ đất nước.

+ Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng cho câu thơ.


Câu 6:

Anh/chị hãy nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ.

Xem đáp án

Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ:

- Tâm hồn nghệ sĩ yêu thiên nhiên.

- Hoài niệm quá khứ hào hùng, bồi hồi nhớ về các hào kiệt thuở trước.

Câu 7:

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề xã hội: lối sống đơn giản.

Xem đáp án

1.Mở bài

- Có thể lấy một câu nói đặc sắc làm dẫn giải đi vào vấn đề cần bàn luận.

- Đi thẳng vào nội dung của đề bài, trực tiếp bàn luận đến vấn đề mà đề đưa ra.

2.Thân bài

a) Giải thích ngắn gọn thế nào là “sống đơn giản”, lối sống này khác với lối sống của số đông con người trong xã hội hiện đại ở điểm nào?

- Trong xã hội hiện đại, lối sống chạy theo vật chất và “mô-đen” khiến nhiều tạo nên sự thư thái, nhẹ nhõm cho tâm hồn. Mỗi người tìm cho mình một cách thư giãn riêng, đơn giản không lệ thuộc vào vật chất. Lối sống của số đông con người hiện đại là chạy đua vật chất, năng lực, khao khát khẳng định; đối lập với cuộc sống đơn giản nghiêng về tính cân bằng, thư thái trong tâm hồn.

b) Bình luận, mở rộng vấn đề:

Biểu hiện của lối “sống đơn giản”:

+ Những thú vui của người thành phố như: trồng hoa, trồng rau, trồng cây cảnh trên sân thượng hoặc trước sân nhà.

+ Các lớp học Yoga, lớp thiền ngày càng thu hút đông người tham gia.

+ Giảm bớt chi tiêu hoang phí vào các tiện nghi hiện đại, sống gần gũi, hoà đồng với thiên nhiên, thường xuyên đi dạo ngoài trời, làm công tác từ thiện,...

- Ưu điểm của lối “sống đơn giản”:

+ Con người được thoát khỏi gánh nặng vật chất và những căng thẳng của áp lực cuộc sống, có thể làm những điều mình thích và có sự thanh thản trong tâm hồn.

+ Có thời gian quan tâm đến những người thương yêu và giúp đỡ những người xung quanh. Có thời gian chăm sóc và biết quý trọng bản thân.

+ Tạo nên sự phát triển cân bằng trong xã hội giữa người giàu và người nghèo, cân bằng chỉ tiêu giữa các tầng lớp,...

- Tính hai mặt của lối “sống đơn giản”:

+ "Sống đơn giản” không phải là sống nghèo khó, khổ sở, không hoàn toàn quan tâm đến vật chất.

+ "Sống đơn giản” không có nghĩa là “ở ẩn”, thoát li cuộc sống, không đóng góp vào sự phát triển của xã hội. cần cân bằng giữa cuộc sống vật chất và tinh thần, giữa cống hiến cho đất nước, gia đình với việc thư giãn cho tâm hồn, quan tâm, chăm sóc đến bản thân (đưa ra một số dẫn chứng cụ thể).

c) Trải nghiệm của bản thân

- Trước lối sống mới này anh / chị có thái độ như thế nào? Anh / chị suy nghĩ gì về lối “sống đơn giản” của giới trẻ? Ở lứa tuổi anh / chị, chọn lối sống thế nào để vừa thực hiện được những ước mơ, hoài bão, khẳng định được vị trí xã hội, đồng thời có khoảnh khắc thư thái cho tâm hồn?

3. Kết bài

- Anh/ chị có thể kết bài mở bằng cách dẫn giải một câu danh ngôn hoặc câu thơ liên quan đến nội dung chủ đề.

Bắt đầu thi ngay