Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 19)
-
17718 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Điều nên làm ngay
Trong một khóa học về tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài như sau: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy”.
Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng, thì cũng có một người đàn ông đã kể lại câu chuyện của mình: “Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố tôi có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông, ngoại trừ những trường hợp không đừng được khi phải họp gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân để đến xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông.”
Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt nổi. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa.
Tôi bước vào và nói: “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố.”
Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt của bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó.”
Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không còn cơ hội nào nữa".
(Theo Dew-E. Man-o-ring)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đitg nhất hoặc lảo theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Những người đàn ông cho rằng đề bài khó ở chỗ nào?Đáp án: C. Khó vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó.
Câu 2:
Câu 3:
Đáp án: B. Đừng nên trì hoãn nói lời xin lỗi và yêu thương với một ai đó.
Câu 4:
Câu 6:
Gạch chân dưới lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau. Có thể đặt những lời nói trực tiếp đó xuống dòng, sau dấu gạch đầu lòng không? Vì sao?
Trong một khóa học về tâm lí học, vị giáo sư ra đề bài như sau: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy".Trong một khóa học về tâm lí học, vị giáo sư ra đề bài như sau: “Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy".
- Lời nói trực tiếp trong đoạn văn không phải là dạng đối thoại tiếp. Do đó, không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng.
Câu 8:
c) Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi.
c) Danh từ
Câu 9:
Sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích.
Câu 10:
Mấy ngày sau, trong lúc đi dạo trong rừng, chuột nghe thấy tiếng sư tử kêu Rên. Chuột vội vã đến gần và nhìn thấy sư tử đang bị mắc trong lưới của người thợ săn. Chuột nhanh nhẹn cắt đứt những sợi lưới thành một lỗ thủng để sư tử chui ra. Sư tử đã được chuột cứu thoát như vậy đó!
Câu 11:
Điền vị ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu kể theo mẫu “Ai làm gì?"
a) Sáng nào mẹ em………………
a) Sáng nào mẹ em cũng gọi em dậy để đi học cho đúng giờ.
Câu 12:
b) Mỗi khi đi học về, em lại……………..
b) Mỗi khi đi học về, em lại chạy vào bếp giúp mẹ nhặt rau.
Câu 15:
a) Em muốn cùng bố mẹ đi chơi vào ngày cuối tuần.
a) Cuối tuần này con muốn gia đình mình có một buổi đi chơi thật vui vẻ, bố mẹ thấy được không ạ?
Câu 16:
b) Em thấy mẹ đi làm về, vẻ mặt rất mệt mỏi.
b) Mẹ ơi, mẹ có mệt lắm không? Con lấy cho mẹ cốc nước nhé?
Câu 17:
c) Trong giờ học, em thấy bạn ngồi bên cạnh gục đầu xuống bàn.
c) Bạn ơi, bạn bị mệt à? Mình đưa bạn xuống phòng y tế nhé?
Câu 19:
Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em được tặng rất nhiều đồ chơi. Nào là thú bông, xếp hình, đồng hồ,...Nhưng trong số đó em thích nhất là cô búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa - cái tên nghe rất hay.
Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chót chúm chím cười. Nước da của cô trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc, với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Li sa được khoác trên mình một chiếc váy dạ hội màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu.
Dưới chân cô là một đôi giày cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều hạt kim sa lấp lánh. Lisa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Mỗi khi vui hay buồn em thường tâm sự với Li sa vì khi được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn.
Em dành rất nhiều tình cảm của mình cho Li sa nên luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận để bé mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh nhật lúc nào cũng như mới.