Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 9)
-
2841 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với giặc ngoại xâm; bởi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình họ hàng, làng xóm và của tập thế lớn là dân tộc, quốc gia.
Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quỷ, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt,
trong cuốn sách cùng tên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1980)
Tìm các vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên.
Câu 2:
Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích là:
- Phép liên tưởng: nhà văn sử dụng trường từ vựng về về đời sống xã hội, quần chúng, ngôn ngữ: tiếng Việt, kinh nghiệm đấu tranh, xã hội, dân tộc, quốc ..
- Phép điệp: Điệp từ “tiếng Việt”, “xã hội”, “đẹp”, “giàu”, “chúng ta”… và điệp cấu trúc “Tiếng Việt chúng ta rất…”
- Phép nối: sử dụng các từ nối ở đầu câu, ví dụ từ “nhưng” .Câu 3:
Tiếng Việt giàu và đẹp được Phạm Văn Đồng chỉ ra trên những ví dụ cụ thể nào? Anh (chị) hãy chỉ ra tác dụng của những ví dụ cụ thể đó.
Câu 4:
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
HS trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây:
– Câu văn thể hiện niềm tự hào của tác giả khi nói về tâm hồn người Việt Nam, ông cho rằng chính điều đó làm nên vẻ đẹp của tiếng Việt;
– Câu văn thế hiện mong muốn người Việt Nam thế hệ sau phải biết phát huy, bảo tồn những giá trị văn hóa thời kì trước, làm tiếng Việt trở nên đẹp hơn, hay hơn.Câu 5:
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể qua lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi.
I. Mở bài:
- Nêu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn ý kiến: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi
II. Thân bài:
a. Giải thích:
– Giọt nước: chỉ những gì nhỏ bé, đơn lẻ, những con người riêng lẻ.
– Biển cả: dạng vật chất tồn tại với mức độ lớn; chỉ sự mênh mông, cộng đồng xã hội.
– Không cạn: Nói lên sức mạnh vô song khi ở trong mối liên kết với cộng đồng.
=> Câu nói của Đức Phật: hàm chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa một con người với muôn triệu con người. Cũng mang ý nghĩa đó, tục ngữ Việt Nam có câu:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
b. Phân tích – chứng minh:
* Ý 1: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”
– Giọt nước: nhỏ bé, đại dương: bao la bát ngát. Giọt nước dễ tan biến, đại dương: tồn tại mãi mãi. Chỉ khi nào hòa vào các dòng nước, làm nên sông suối, biển cả mênh mông, chúng mới có thể hiện hữu.
– Trong quan hệ xã hội, giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại. Không có cá nhân thì không có tập thể, tập thể chỉ tồn tại khi các cá nhân có quan hệ gắn kết. Cá nhân gắn bó với tập thể thì sức mạnh được nhân lên và tồn tại vững bền.
– Một trường học được tạo nên bởi nhiều thầy cô và học sinh. Khu dân cư được hình thành từ nhiều hộ gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. Chỉ mỗi phần tử cá nhân không thể làm nên một gia đình.
* Ý 2: Cá nhân rất cần đến tập thể
– Cá nhân chỉ là cá thể nhỏ bé với nhiều giới hạn, nếu sống biệt lập thì không thể tồn tại lâu được. Cá nhân không thể nào sống tách rời tập thể.
+ Trong gia đình, con cái cần đến cha mẹ ông bà, anh chị em cần sự giúp đỡ nhau. Ra ngoài xã hội, cá nhân cần sự giúp đỡ, quan tâm của bạn bè và những người khác. Người nông dân muốn duy trì sản xuất cần đến những kỹ sư khoa học, những nhà doanh nghiệp.
+ Do hoàn cảnh xô đẩy, Rô-bin-xơn, vợ chồng Mai An Tiêm phải sống một mình giữa hoang đảo, nhưng họ luôn khao khát trở về đất liền, về xã hội. Họ đã thực hiện được điều đó và họ đã tồn tại.
– Tập thể mang đến cho cá nhân cho con người những niềm vui, sự chia sẻ. Con người khi gặp thử thách, gian truân thì được sự giúp đỡ; lúc cô đơn, sầu muộn sẽ được an ủi, động viên.
+ Những Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh là nơi tập hợp những thành viên. Đó còn là những tổ chức tương trợ nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
+ Các tổ hòa giải ở các khu phố đã cứu biết bao gia đình khỏi tan vỡ…
+ Cá nhân chỉ có sức mạnh khi hòa hợp, gắn bó với tập thể. Tập thể tạo môi trường cho cá nhân hoạt động và bộc lộ khả năng.
+ Trường học không chỉ là nơi để học sinh học tập, rèn luyện mà còn là nơi họ có thể thi thố, thể hiện năng lực học tập của chính mình.
+ Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc thắng lợi được nhờ sức mạnh của cả dân tộc, trong đó mọi cá nhân đều góp mặt bằng sức mạnh riêng, khả năng riêng.
* Ý 3: Có phải lúc nào cá nhân cũng cần đến tập thể?
– Nếu cá nhân chỉ dựa vào người khác mà không có ý thức tự vươn lên thì không thể trưởng thành được.
- Con cái lúc nào cũng cậy vào cha mẹ thì lớn lên không thể tạo sự nghiệp cho mình.
– Sự khẳng định, nỗ lực của cá nhân vẫn là điều quan trọng.
- Những gian nan thử thách trong cuộc sống luôn đến bất ngờ, lúc đó ta không có sẵn người để giúp đỡ, an ủi thì ta tự chọn cho mình hướng giải quyết riêng.
c. Đánh giá – mở rộng:
– Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: Lời dạy của đức Phật sẽ không bao giờ bị vùi lấp nếu nó nằm trong tâm niệm của một người, một thế hệ và của nhiều người. nhiều thế hệ.
– Phê phán lối sống trái ngược:
+ Những con người, cá nhân nào sống biệt lập, không cần đến những người khác thì sớm hay muộn cũng sẽ gặp thất bại và sẽ bị đào thải.
+ Sống trong tập thể, nếu cá nhân không có sự rộng lượng và hăng hái, không có trách nhiệm cho tập thể thì cũng không có đủ sức mạnh, sự tự tin để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để đi đến thành công.
– Mở rộng: Một giọt nước nếu ở riêng lẻ thì sẽ nhanh chóng cạn khô và không mang lại lợi ích gì. Nếu nó hòa vào biển cả thì khác. Con người nếu sống một mình thì sẽ không có ai giúp sức, dễ dàng bị quật đổ. Nếu biết đồng lòng, đoàn kết thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và cuộc sống sẽ không bao giờ kết thúc.
d. Bài học nhận thức, hành động:
- Nhận thức:
+ Sống trong cộng đồng xã hội, ta không thể tách rời mà không hòa nhập, không có trách nhiệm với cộng đồng. Mỗi cá nhân đều tiềm tàng những sức mạnh riêng. Hãy mang sức mạnh đó cống hiến cho tập thể, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa sự tồn tại của mình.
- Hành động:
+ Sống trong tập thể, phải có sự quan tâm đến những khó khăn của anh em; phải biết đồng cảm, xót xa cho những số phận không may mắn. Phải biết sống với và cho người thì cuộc sống mới thành công, mới có ý nghĩa.
+ Cá nhân nào thì tập thể ấy, vì thế, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện mình để tạo nên tập thể mạnh: “Mỗi người khỏe mạnh thì tạo nên cả dân tộc đều khỏe mạnh” (Hồ Chí Minh).
III. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi .
- Liên hệ bản thân.