Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
-
4957 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1)“Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh...
(2) Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa… Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu"
(Chu Văn Sơn, Nên bị gai đâm)
Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
- Thể loại: tản văn.
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.Câu 2:
Em hãy cho biết chủ đề của đoạn văn (1).
Câu 3:
Biện pháp tu từ nổi bật có trong đoạn trích: Lặp từ, điệp cấu trúc
=> Tác dụng: Tạo nhịp điện cho đoạn văn khiến nó giàu chất thơ, tăng sự hàm súc cho câu văn. Nhấn mạnh sự vô tư, bao dung, độ lượng, sự thứ tha của tự nhiên đối với con người.Câu 4:
Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng: “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.”?
Câu 5:
HS trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha.
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung:
Gợi ý:
- Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.
- Sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao biện dung túng những khuyết điểm, Sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân, luôn có chủ kiến cá nhân, không lệ thuộc vào người khác.
- Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại. Lối sống ích kỉ sẽ gây ra sự mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh tập thể, của động đồng.Câu 6:
Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng.
1. Mở bài: giới thiệu khái quát về nhân vật.
2. Thân bài:
* Đặc điểm nhân vật:
- Hoàn cảnh sống: sống trong một cái giếng, xung quanh chỉ có những con vật bé nhỏ.
- Tích cách: trâng tráo, tự phụ, cực kì hoang tưởng về bản thân. Tính cách này thể hiện qua:
Hành động:
+ Thường cất tiếng kêu ồm ộp, khiến các con vật khác hoảng sợ.
+ Nghênh ngang đi lại khắp mọi nơi.
+ Ngông nghênh nhìn bầu trời, không để ý tới mọi thứ xung quanh nên bị giẫm bẹp.
Suy nghĩ:
+ Tưởng trời to bằng cái vung và bản thân là chúa tể.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật được nhân hóa, khắc họa thông qua hành động, suy nghĩ.
- Ngôn từ mộc mạc, giản dị.
- Hình ảnh thân thuộc, gần gũi
* Ý nghĩa hình tượng nhân vật:
- Thông qua nhân vật, người xưa muốn nhắc nhở chúng ta bài học ý nghĩa: không được kiêu ngạo, nghênh ngang mà nên khiêm tốn học hỏi.
3. Kết bài: nêu ấn tượng, đánh giá về nhân vật.