Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Văn Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 10)

  • 4962 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN CỦA NHỮNG NGÓN TAY

Một hôm, những ngón tay tranh luận với nhau xem những ngón nào là quan trọng hơn cả. Thoạt tiên, ngón tay giữa nói:

- Tôi chiếm vị trí trung tâm của bàn tay, không có tôi thì bàn tay chẳng ra bàn tay nữa.

Các ngón khác đều cãi rằng:

- Tuy cậu ở vị trí trung tâm và cao hơn tất cả nhưng chỉ ngồi đó cho có vị thôi, chứ có giúp được việc gì cho bàn tay để cầm nắm đâu!

Ngón tay đeo nhẫn vênh mặt nói một cách tự hào rằng hắn đóng vai trò quan trọng nhất: chính hắn là người mang dấu hiệu tượng trưng cho sự trưởng thành của chú, tức là đeo nhẫn cưới.

Nhưng các ngón tay khác đều cười và nhận xét rằng:

- Thà cậu im đi còn hơn. Chiếc nhẫn cưới ấy ông chủ cất trong túi nhiều hơn, cốt để các cô gái trẻ tưởng ông ấy chưa lập gia đình, chứ có đeo đâu. Ngoài ra cậu có làm được việc gì khác đâu?

- Quan trọng nhất vẫn là tôi! – Ngón tay trỏ nói – Ai là người chỉ đường? Ai là người vạch ra những thiếu sót của cơ quan? Chính là tôi. Thử nghe ông chủ thường nói: Các bạn, nguyên nhân sự chậm tiến của chúng ta chính là ở đây…, mọi người đều sợ tôi trỏ vì không muốn mình là nguyên nhân, chậm tiến của cả tập thể.

- Bạn nhầm rồi, bạn thân mến ạ – Ngón tay cái phản đối – không phải chỉ mình bạn biết chỉ. Tôi cũng chỉ, nhưng chỉ một cách khéo léo, tế nhị hơn cơ. Tôi không chỉ thẳng vào người ta mà lại chỉ qua bên phải, qua sau lưng, nhưng vẫn trúng thủ phạm như thường. Hơn nữa, trong một số trường hợp, khi muốn thoái thác trách nhiệm, tôi giúp ông chủ chỉ cho khách sang cửa khác, gặp người khác mà cầu xin, phản đối…

Từ nãy chỉ có ngón út im lặng. Vả lại, nó còn biết khoe khoang gì nữa: nó vốn là ngón tay bé nhất. Nhưng…

- Kìa, tại sao chú út không nói gì? – Những ngón tay khác hỏi

- Em cũng biết chỉ đấy chứ. Vì em vốn nhỏ bé cho nên trong những lức ông chủ cần tự phê bình, ông ấy dùng em chỉ vào ngực mình thì chẳng ai trông thấy cả. Ngoài ra, em còn được việc trong những khi cần móc ngoặc: nếu thỏa thuận với ai, chỉ cần nói xong ngay. Thế là cả hai người đều em ra móc với nhau. Nhiều khi được việc ra phết đấy!

(Theo https://mgvanhkhuyen.tptdm.edu.vn/)

Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?


Câu 5:

Nhân vật nào không có nhiệm vụ, vai trò rõ ràng trong câu chuyện trên?

Câu 6:

“Câu chuyện của những ngón tay” gợi cho em nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn nào đã học?

Câu 7:

Em thích cách ứng xử của ngón tay nào nhất? Vì sao?
Xem đáp án

HS nêu quan điểm của mình về cách ứng xử của ngón tay em ấn tượng.

Ví dụ:

- Em thích cách ứng xử của ngón tay út.

- Vì ngón tay út biết mình nhỏ bé nên rất khiêm tốn trong cuộc trò chuyện giữa các ngón tay. Đồng thời qua các câu thoại của ngón út, chúng ta còn nhận thấy được bài học ý nghĩa của con người trong cuộc sống: phải nhìn nhận thấy khuyết điểm, hạn chế của mình và có thái độ tự phê bình nghiêm khắc để tiến bộ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có thái độ sống thân thiện, hòa nhã, đoàn kết với nhau…

Câu 8:

“Câu chuyện những ngón tay” gửi đến chúng ta nhiều bài học hay. Em hãy nêu một bài học mà em rút ra được sau khi đọc câu chuyện.

Xem đáp án

Một số bài học được rút ra từ câu chuyện:

- Mỗi ngón tay có một đặc điểm riêng và đảm nhận vai trò, ý nghĩa trong bàn tay khi hoạt động. Vì vậy, không nên đề cao vai trò của ngón tay này mà xem thường, chỉ trích vai trò của ngón tay khác.

- Từ câu chuyện này, chúng ta cũng nhận thức được bài học sâu sắc cho bản thân: mỗi con người sống trong cuộc đời này đều có đặc điểm, vai trò riêng; cần trân trọng giá trị của mỗi người, sống đoàn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau; không nên đề cao vị trí, vai trò của mình mà xem thường vai trò, giá trị của người khác.

- Phê phán những kẻ huênh hoang, tự phụ, có thói quen chỉ trỏ phê bình người khác mà không nhìn nhận lại bản thân để lắng nghe, rút kinh nghiệm, sống tốt hơn.

Câu 9:

Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về một vấn đề đời sống mà em quan tâm.

Xem đáp án

1. Mở bài

Giới thiệu về hiện tượng đời sống mà em quan tâm.

2. Thân bài

- Nêu ý kiến rõ ràng về hiện tượng đời sống:

+ Mức độ hiểu biết của em về hiện tượng đời sống.

+ Đồng tình hay không đồng tình với hiện tượng đó?

- Giải thích vì sao em lại có ý kiến như vậy:

+ Lí lẽ của em về hiện tượng.

+ Bằng chứng, dẫn chứng cho lí lẽ của em về hiện tượng đó.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý kiến, quan điểm của em về hiện tượng đời sống và đề xuất những giải pháp.

Bắt đầu thi ngay